Các nhân tố trong nước

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 88 - 91)

5. Phạm vi nghiên cứu:

4.1.2 Các nhân tố trong nước

4.1.2.1 Thuận lợi

- Gia nhập WTO, chúng ta có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới với tư cách là một

đối tác bình đẳng, không bị phân biệt đối xử và theo mức thuế các thành viên WTO cam kết. Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với hầu khắp các quốc gia và khu vực thị trường lớn trên thế giới ngày càng được mở rộng; mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính lớn của quốc tế được thiết lập, duy trì một cách bền vững … tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.

- So với giai đoạn trước, năng lực sản xuất của nền kinh tế được nâng lên một bước rõ rệt, vị trí và hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế cũng được cải thiện.

Với những nguồn vốn được huy động va đưa vào nền kinh tế đất nước không ngừng gia tăng trong 5 năm qua, năng lực sản xuất chung của nền kinh tế đã được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, vị trí và vai trò của Việt Nam trên quốc tế đã được cải thiện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại. Đây là nhân tố quan trọng trực tiếp tác động đến khả năng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

- Nhiều ngành sản xuất trong nước có tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Các loại nông, lâm, thủy sản có lợi thế cơ bản về điều kiện tự nhiên để phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm, đặc biệt là các phát triển các loại rau quả nhiệt đới, mở rộng nuôi trồng và đánh bắt xa bờ. Bên cạnh đó, hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm, thủy sản tuy gặp phải giới hạn về khả năng mở rộng nuôi, trồng song vẫn có nhiều khả năng để có thể nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu thông qua việc đổi mới giống cây trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua hoạt động đầu tư vào công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch.

- Thể chế kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng hoàn thiện theo xu hướng dân chủ hóa đời sống kinh tế, trong khi môi trường chính trị, xã hội vẫn được duy trì ổn định. Môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh trong nước ngày càng thuận lợi,

thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, trong đó có các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến, đóng góp ngày càng quan trọng vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. Những cải cách quan trọng về cơ chế, chính sách điều chỉnh các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng theo hướng thông thoáng hơn, phù hợp hơn với những chuẩn mực quốc tế, phát huy được sức mạnh của mọi thành phần kinh tế trong thời gian qua nhất định sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới.

4.1.2.2 Hạn chế

- Năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới ( WEF ) về chỉ số cạnh tranh quốc gia được xây dựng trên cơ sở 8 nhóm yếu tố gồm đọ mở kinh tế, thể chế, tài chính, lao động, công nghệ, kết cấu hạ tầng, quản trị và chính phủ thì năm 2005 Việt Nam được đánh giá xếp thứ 81/117 quốc gia đựoc xếp hạng. Chỉ số này năm 2004 là 77/104 và năm 2003 là 60/102. Điều này có nghĩa là năng lực cạnh tranh quốc gia hay chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang bị giảm sút trong những năm gần đây sẽ là thách thức cần vượt qua để nâng cao chất lượng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng hóa chế biến chế tạo, hàng hóa có hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn.

Các chỉ tiêu Việt Nam có điểm số giảm nhiều nhất gồm ba chỉ tiêu thuộc về điều kiện công nghệ ( sự hợp tác nghiên cứu giữa các trường đại học và các cơ sở sản xuất, chỉ của các doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển và chuyển giao công nghệ qua FDI ) hai chỉ tiêu thuộc về thể chế công ( bản quyền, pháp luật liên quan đến công nghệ thông tin ) và hai chỉ tiêu

thuộc về môi trường kinh tế vĩ mô ( chi bất thường về thuế và sự lãng phí trong chi tiêu của khu vực chính phủ ). Các yếu tố môi trường vĩ mô có sự cải thiện lớn nhất ở chỉ tiêu tiếp cận internet tới trường học và các thể chế đầu tư.

Cơ cấu xuất khẩu chưa lành mạnh, chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm và thiếu chủ động. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam thường diễn ra chậm chạp và luôn bị động dẫn đến đầu tư dàn trải, thiếu quyết tâm, thiếu tầm chiến lược.

- Lợi thế so sánh về chi phí nhân công thấp đang cắt giảm dần

Lợi thế so sánh chủ yếu hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian qua là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, giá nhân công thấp sẽ giảm dần trong thời gian tới do sự hội nhập ngày càng sâu, rộng của nước ta vào kinh tế thế giới (trong đó có thị trường lao động). Kinh tế trong nước ngày càng phát triển, thu nhập cư dân ngày càng tăng sẽ là một khó khăn, thách thức trong việc tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh mới thu hút đầu tư nước ngoài.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu còn nhiều hạn chế:

Hệ thống kết cấu hạ tầng như sân bay, cảng biển, đường giao thông … còn hạn chế sẽ tiếp tục là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là khi quy mô xuất khẩu tăng lên ở mức độ cao hơn.

- Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa xuất khẩu

Những vấn đề về thuận lợi hóa xuất khẩu, đặc biệt là thuận lợi hóa xuất khẩu tại biên giới như thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng, công nhận lẫn nhau … sẽ là những vấn đề cần tập trung giải quyết để có thể đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w