Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 82)

5. Phạm vi nghiên cứu:

3.5.4 Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm

Việc kiểm nghiệm chất lượng hàng thực phẩm xuất khẩu trong đó có hàng thủy sản phải phù hợp với yêu cầu, quy định chất lượng hàng nhập khẩu của thị trường; thông qua đó, sản phẩm mới được phép lưu thông trên thị trường. Do đó, điều tra ý kiến chuyên gia để nắm bắt về thực hiện công tác kiểm nghiệm chất lượng, sự phù hợp của công tác kiểm nghiệm đối với yêu cầu quản lý chất lượng của thị trường, những thay đổi cần có về công tác kiểm nghiệm chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Kết quả điều

tra được tổng hợp ở bảng 3.24 và bảng 3.25.

Bảng 3.24: Kết quả đánh giá về công tác kiểm nghiệm

chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % người trả lời theo từng thang

đánh giá Điểm đánhgiá trung bình

1 2 3 4 5

Thời gian kiểm nghiệm

SP xuất khẩu (*) 69,23 26,15 4,62 - - 1,35

Địa điểm kiểm nghiệm

SP xuất khẩu (*) 72,31 20,00 7,69 - - 1,35

Cơ quan kiểm nghiệm SP

xuất khẩu 40,00 27,69 24,62 4,62 3,08 2,03

Sự phù hợp với quản lý chất lượng của thị trường xuất khẩu

35,38 55,38 1,54 1,54 6,15 1,88 Thay đổi thời gian kiểm

nghiệm SP xuất khẩu (*) 46,15 47,69 6,15 - - 1,60 Thay đổi địa điểm kiểm

nghiệm SP xuất khẩu (*) 44,62 47,69 7,69 - - 1,63 Thay đổi cơ quan kiểm

nghiệm SP xuất khẩu (*) 9,23 36,92 43,08 7,69 3,08 2,58

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

(Ghi chú: câu hỏi sử dụng thang đo với 5 mức đánh giá, câu hỏi có đánh dấu (*) sử dụng thang đo với 3 mức đánh giá; chi tiết xem phụ lục E).

Bảng 3.25: Kết quả kiểm định ANOVA về đánh giá công tác kiểm nghiệm

chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp theo các nhân tố

Chỉ tiêu

Mức ý nghĩa (P.value) Điểm

đánh giá trung bình Trình độ chuyên môn Năm công tác Giới tính Độ tuổi Thời gian kiểm nghiệm

SP xuất khẩu (*) 0,43 0,28 0,20 0,38 1,35

Địa điểm kiểm nghiệm

SP xuất khẩu (*) 0,50 0,48 0,24 0,71 1,35

Cơ quan kiểm nghiệm

SP xuất khẩu 0,51 0,01 0,51 0,01 2,03

Sự phù hợp với quản lý chất lượng của thị trường xuất khẩu

0,92 0,29 0,52 0,36 1,88

Thay đổi thời gian kiểm

nghiệm SP xuất khẩu 0,04 0,21 0,79 0,09 1,60

Thay đổi địa điểm kiểm

nghiệm SP xuất khẩu 0,10 0,27 0,99 0,08 1,63

Thay đổi cơ quan kiểm

nghiệm SP xuất khẩu 0,99 0,10 0,23 0,73 2,58

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Số liệu điều tra ở bảng 3.24 và bảng 3.25 cho thấy, mức đánh giá trung bình về thời gian, địa điểm, cơ quan kiểm nghiệm lần lượt là: 1,35; 1,35; 2,03 với kết quả kiểm định ANOVA hoàn toàn không có sự khác biệt trong đánh giá của tất cả các nhóm đối với thời gian và địa điểm kiểm nghiệm; có sự khác biệt trong đánh giá giữa nhóm số năm công tác và nhóm độ tuổi đối với cơ quan kiểm nghiệm. Mặc dù còn có sự khác nhau trong đánh giá nhưng đa số chuyên gia (69,23%) đánh giá thời gian kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm xuất khẩu là trước khi giao hàng, đa số người được hỏi đánh giá địa điểm giao hàng là tại kho của doanh nghiệp (72,31%) và do doanh nghiệp tự kiểm nghiệm (40%).

Trên thực tế, các doanh nghiệp đã có sự quan tâm đến công tác kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, đã chủ động tự kiểm nghiệm và thuê các tổ chức kiểm nghiệm trong nước để thực hiện công tác kiểm nghiệm. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là năng lực kiểm nghiệm của các tổ chức kiểm nghiệm, của doanh nghiệp có đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng của thị trường xuất khẩu hay không ?

Số liệu cho thấy, đa số chuyên gia được hỏi đánh giá việc kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hiện nay là chưa phù hợp với thị trường xuất khẩu (Mức đánh giá trung bình là 1,88 với kết quả kiểm định ANOVA không có sự khác biệt trong đánh giá của tất cả các nhóm ).

Những công bố của cơ quan quản lý thực phẩm Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ … sau các cuộc kiểm tra chất lượng hàng thuỷ sản nhập khẩu trong thời gian gần đây cho thấy: hàng thuỷ sản xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng vi phạm ở các mức độ khác nhau về chất lượng vệ sinh thực phẩm. Điều đó chứng minh rằng việc kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu hiện nay là chưa phù hợp với yêu cầu quản lý chất lượng của thị trường xuất khẩu như nhận định của các chuyên gia và năng lực của các tổ chức kiểm nghiệm trong nước hiện nay chưa tương thích với các tổ chức kiểm nghiệm của thế giới. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự thay đổi công tác kiểm nghiệm chất lượng hàng thuỷ sản để đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng của thị trường xuất khẩu, mặt khác đòi hỏi các tổ chức kiểm nghiệm trong nước cần phải nâng cao năng lực kiểm nghiệm.

Số liệu ở bảng 3.24 và bảng 3.25 cho thấy, mức đánh giá trung bình về thời gian, địa điểm, cơ quan kiểm nghiệm lần lượt là: 1,60; 1,63; 2,58 với kết quả kiểm định ANOVA hoàn toàn không có sự khác biệt hoặc chỉ có sự tương đối khác biệt trong đánh giá của tất cả các nhóm đối với các mức đánh giá. Có nghĩa là đa số chuyên gia đánh giá những thay đổi cần thực hiện trong thời gian tới là: thời gian kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm xuất khẩu là ngay khi giao hàng, địa

điểm giao hàng là tại cảng xuất và cơ quan kiểm nghiệm là thuê tổ chức kiểm nghiệm nước ngoài.

Như đã phân tích trên, năng lực của các tổ chức kiểm nghiệm trong nước hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng của thị trường xuất khẩu. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng của thị trường, các doanh nghiệp cần phải lựa chọn các tổ chức kiểm nghiệm có năng lực kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, trước mắt thuê các tổ chức kiểm nghiệm nước ngoài có năng lực kiểm nghiệm được thị trường xuất khẩu thừa nhận.

Tóm lại, trước yêu cầu quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm của thị trường mục tiêu và các thị trường lớn; có thể đánh giá rằng, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Thừa Thiên Huế đã đánh giá được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đã quan tâm đến việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Các vấn đề mà doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện để đạt được trong thời gian tới là: nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng rộng rãi các hệ thống quản lý chất lượng phù hợp; tăng cường thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chế biến; tăng cường kiểm soát chất lượng nguyên liệu; thống nhất với các đối tác về thời gian, địa điểm, cơ quan kiểm nghiệm chất lượng hàng xuất khẩu đảm bảo phù hợp với quản lý chất lượng của thị trường xuất khẩu, thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w