PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 37)

5. Phạm vi nghiên cứu:

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng (phương pháp duy vật biện chứng) làm nền tảng lý luận, có tính xuyên suốt trong cả quá trình nghiên cứu của đề tài.

2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Trong thời kỳ 2001 – 2005, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thủy sản xuất khẩu của Thừa Thiên Huế có nhiều biến động: Công ty xuất nhập khẩu hải sản Sông Hương, Công ty thủy sản tỉnh là hai doanh nghiệp đã từng đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nay đã ngừng hoạt động hoặc đang tiến hành các thủ tục phá sản doanh nghiệp. Đến thời điểm điều tra, toàn tỉnh có hai doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, trong đó: Công ty cổ phần phát triển thủy sản có quy mô vừa (vốn và tài sản gần 30 tỷ, sử dụng khoảng 600 lao động), Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế mới được thành lập từ đầu năm 2005 (do một số cán bộ, nhân viên cũ của Công ty thủy sản tỉnh sáng lập) hoạt động với quy mô nhỏ (vốn và tài sản gần 3 tỷ, sử dụng 80-85 lao động) nhưng đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn do bị phát hiện có dư lượng kháng sinh chloramphenicol trong sản phẩm xuất khẩu của Công ty. Đồng thời số liệu thứ cấp thu thập được chỉ phản ánh một số chỉ tiêu định lượng có tính chất chung như: kim ngạch xuất khẩu, kết quả sản xuất kinh doanh ..., vì vậy không thể phân tích đầy đủ vấn đề dựa vào nguồn số liệu thứ cấp. Hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản bao gồm nhiều giai đoạn: thu mua nguyên liệu, sản xuất, chế biến, vận chuyển, … mà không phải bất cứ ai, kể cả trong doanh nghiệp cũng có thể hiểu biết được. Do vậy, luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập số liệu sơ cấp, với tính chất tham khảo ý kiến của những người có kiến thức, am hiểu về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản của tỉnh Thừa Thiên Huế trong cả doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu hàng thủy sản và các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với

hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh như: Sở Thủy sản, Cục hải quan, …, bao gồm các đối tượng sau:

Đối với các doanh nghiệp: - Các nhà quản lý doanh nghiệp

- Các cán bộ, chuyên viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế hoạch, phòng kế toán tài chính….

- Cán bộ quản lý phân xưởng sản xuất, chế biến. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:

- Các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên.

Danh sách các cơ quan, doanh nghiệp và số lượng phiếu phỏng vấn cụ thể như phụ lục đính kèm (phụ lục B).

Kết quả điều tra đã thu thập ý kiến của 65 người, số liệu cụ thể được tổng hợp ở bảng dưới đây:

Bảng 2.5: Kết quả thu thập phiếu phỏng vấn

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ

Tổng số 65 100

1. Phân theo trình độ

1.1 Thạc sỹ 5 7,7

1.2 Đại học, cao đẳng 57 87,7

1.3 Trung học chuyên nghiệp 3 4,6

2. Phân theo số năm công tác

2.1 Từ 1 - 10 năm 35 53,9

2.2 Từ 11 - 20 năm 27 41,5

2.3 Từ 21 - 30 năm 3 4,6

3. Phân theo giới tính

3.1 Nam 46 70,8

3.2 Nữ 19 29,2

4. Phân theo độ tuổi

4.1 Từ 30 - 40 tuổi 44 67,6

4.2 Từ 41 - 50 tuổi 19 29,2

4.3 Từ 51 - 60 tuổi 2 3,1

2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu

Từ số liệu sơ cấp thu thập được qua điều tra, dùng phần mềm thống kê SPSS để thống kê mô tả về tần suất (tỷ lệ phần trăm), phân tích phương sai ANOVA với mức ý nghĩa α = 0,05 (ứng với độ tin cậy 95%) để tính mức điểm trung bình của các đánh giá về các chỉ tiêu nghiên cứu và kiểm định sự khác biệt của các ý kiến đánh giá theo độ tuổi, số năm công tác, giới tính, trình độ chuyên môn đối với mức điểm trung bình. Kết hợp với số liệu thứ cấp thu thập được để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001 – 2005.

Các phương pháp cụ thể được sử dụng là:

2.3.3.1 Phương pháp phân tổ thống kê

Sử dụng phương pháp này để hệ thống hoá và phân tích các tài liệu điều tra. Từ đó, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả đánh giá về tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, công tác tạo nguồn nguyên liệu, về thị trường xuất khẩu, công tác xúc tiến thương mại, chất lượng và kiểm định chất lượng… Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để nghiên cứu các yếu tố trong mối liên hệ với nhau, phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến những chỉ tiêu kết quả cần nghiên cứu.

2.3.3.2 Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán, so sánh tần suất, tỷ lệ phần trăm của kết quả đánh giá về những chỉ tiêu của từng vấn đề nghiên cứu, từ đó nhận xét và đưa ra kết luận.

2.3.3.3 Phương pháp phân tích phương sai ANOVA

Phương pháp phân tích phương sai ANOVA dùng để kiểm định có hay không sự khác biệt của các nhóm ý kiến đánh giá về trị số trung bình (mức điểm trung bình) mà các nhóm ý kiến này được phân tổ theo từng yếu tố như: trình độ, độ tuổi, giới tính … khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI KỲ 2001-2005

3.1 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI KỲ 2001 – 2005

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế

thời kỳ 2001 - 2005

ĐVT: 1.000 USD

TT Tên doanh nghiệp Thời kỳ 2001 – 2005

2001 2002 2003 2004 2005

1 Công ty XNK hải sảnSông Hương 15.047 14.171 1.150 81 -

2 DNTN Rạng Đông 210 72 47 - -

3 Công ty cổ phần thuỷsản Thừa Thiên Huế 4.950 8.585 1.500 680 925 4 Công ty cổ phần pháttriển thuỷ sản 525 3.762 367 2.439 4.757

Tổng cộng 20.732 26.500 3.064 3.200 5.682

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế

Bình quân cả thời kỳ 2001 – 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của tỉnh giảm 10,43%/năm. Năm 2002 có thể xem như giai đoạn phát triển đỉnh cao của hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản của tỉnh trong thời kỳ 2001 – 2005 với kim ngạch xuất khẩu đạt 26,5 triệu USD, chiếm đến 64,79% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh (40,9 triệu USD) với sự đóng góp quan trọng của 2 doanh nghiệp nhà nước về sản xuất, chế biến thuỷ sản xuất khẩu lúc bấy giờ là Công ty xuất nhập khẩu hải sản Sông Hương với kim ngạch xuất khẩu trên 14 triệu USD, Công ty thuỷ sản Thừa Thiên Huế với kim

ngạch 8,5 triệu USD.

Giai đoạn sau năm 2003, Công ty xuất nhập khẩu hải sản Sông Hương gặp phải vướng mắc trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, hoạt động thu mua nguyên liệu phục vụ cho chế biến thủy sản xuất khẩu phát triển mạnh nhưng khâu kiểm soát chất lượng nguyên liệu không được thực hiện nghiêm túc, trong khi đó quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường EU, Mỹ, Nhật … (trong đó có thị trường xuất khẩu của Công ty) ngày càng nghiêm ngặt. Hậu quả là một số lượng lớn sản phẩm xuất khẩu của Công ty đã bị kiểm tra và phát hiện dư lượng chất kháng sinh vượt quá giới hạn cho phép, do đó không được nhập khẩu vào thị trường, gây thiệt hại lớn cho Công ty. Sau những khó khăn trên, Công ty chỉ duy trì hoạt động một thời gian ngắn rồi ngừng hẳn hoạt động. Đối với Công ty thủy sản Thừa Thiên Huế, do vi phạm pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực thuế, đa số cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Công ty đã bị cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố và xử lý trách nhiệm hình sự, Công ty cũng chịu tổn thất lớn về kinh tế do trách nhiệm pháp lý phát sinh từ các vi phạm pháp luật. Sau biến động trên, hoạt động của Công ty chỉ duy trì ở mức cầm chừng trong một thời gian ngắn, hiện nay đã ngừng hoạt động và đang tiến hành các thủ tục để phá sản doanh nghiệp. Những nguyên nhân trên dẫn đến hoạt động của hai doanh nghiệp “chủ lực”, có đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh trong giai đoạn trước năm 2003 sụt giảm mạnh (Công ty xuất nhập khẩu hải sản Sông Hương giảm hơn 12 lần , Công ty thuỷ sản Thừa Thiên Huế giảm gần 6 lần so với kim ngạch xuất khẩu năm 2002), kéo theo sự suy giảm nghiêm trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế (-88,43%). Hai năm 2004, 2005 hoạt động xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế có dấu hiệu phục hồi, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng với sự vươn lên của Công

ty cổ phần phát triển thuỷ sản (năm 2004 đạt kim ngạch 2,439 triệu USD, tăng gần 7 lần so với năm 2003; năm 2005 đạt 4,757 triệu USD, tăng gần 2 lần so với 2004). Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu vẫn còn thấp hơn nhiều so với năm 2001 và 2002.

Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ còn hai doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu là Công ty cổ phần phát triển thuỷ sản và Công ty cổ phần thuỷ sản Thừa Thiên Huế (do một số cán bộ, nhân viên cũ của Công ty thủy sản Thừa Thiên Huế mới thành lập từ đầu năm 2005) đang còn hoạt động,

Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

ĐVT: triệu đồng Doanh nghiệp/Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1. Công ty cổ phần phát triển thủy sản - Vốn và tài sản 17.915 27.300 27.049,5 - Doanh thu 46.236 80.589 78.463 - Lợi nhuận 925 1.525 2.413 2. Công ty cổ phần thủy sản - Vốn và tài sản - 2.347 2.459 - Doanh thu - 14.818 18.250 - Lợi nhuận - 140 205

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Số liệu kết quả kinh doanh ở bảng 3.2 cho thấy:

Công ty cổ phần phát triển thuỷ sản có quy mô vừa; vốn bình quân đạt 24.088 triệu đồng, tốc độ tăng vốn bình quân đạt 25,74%/năm; doanh thu bình quân đạt 68.438 triệu đồng/năm, tốc độ tăng doanh thu bình quân đạt 35,78%/năm; lợi nhuận bình quân đạt 1.621 triệu đồng/năm, tốc độ tăng lợi nhuận bình quân đạt 61,54%/năm. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh có xu

hướng tăng, trong đó lợi nhuận có tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu và vốn. Công ty cổ phần thuỷ sản có quy mô nhỏ; vốn bình quân chỉ đạt 2.403 triệu đồng, tốc độ tăng vốn bình quân đạt 4,77%/năm; doanh thu bình quân đạt 16.534 triệu đồng/năm, tốc độ tăng doanh thu bình quân đạt 23,16%/năm; lợi nhuận bình quân đạt 172,5 triệu đồng/năm, tốc độ tăng lợi nhuận bình quân đạt 46,43%/năm. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh có xu hướng tăng, trong đó lợi nhuận có tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu và vốn. Đầu năm 2007, Nhật Bản kiểm tra, phát hiện dư lượng chất kháng sinh chloramphenicol vượt quá giới hạn cho phép trong sản phẩm xuất khẩu của Công ty cổ phần thuỷ sản. Do đó gây tổn thất lớn kinh tế lớn cho Công ty, và với những khả năng hiện có của Công ty là khó có thể vượt qua được.

3.2 VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT,CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN THỪA THIÊN HUẾ CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN THỪA THIÊN HUẾ

Tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguyên liệu, máy móc thiết bị, thời gian sản xuất … Do đó, điều tra ý kiến chuyên gia để nắm bắt về các nguồn cung cấp nguyên liệu, phương thức tạo nguồn nguyên liệu, trình độ máy móc thiết bị, thời gian tổ chức sản xuất, loại sản phẩm của doanh nghiệp.

3.2.1 Nguyên liệu

Nguyên liệu là một loại vật tư kỹ thuật cần thiết, không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục, đều đặn phải thường xuyên đảm bảo nguyên liệu đủ về số lượng, đúng quy cách chất lượng, kịp về mặt thời gian. Do đó, điều tra ý kiến chuyên gia để nắm bắt về tỷ trọng các nguồn nguyên liệu, công tác tạo nguồn nguyên liệu, mối liên kết giữa doanh nghiệp với đơn vị cung cấp nguyên liệu, đặc biệt là nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

3.2.1.1 Nguồn nguyên liệu

Bảng 3.3: Kết quả kiểm định ANOVA nguồn nguyên liệu theo các nhân tố

Chỉ tiêu

Mức ý nghĩa (P.value)

Tỷ lệ (%) Trình độ

chuyên môn công tácNăm Giớitính tuổiĐộ

1. Tỷ trọng nguồn nguyên liệu 100

Nguyên liệu từ các tỉnh, TP khác 0,12 0,65 0,67 0,43 33,20 Nguyên liệu trong tỉnh 0,09 0,82 0,72 0,45 46,88 Nguyên liệu tự sản xuất 0,72 0,17 0,84 0,83 15,54 Nguyên liệu nhập khẩu 0,59 0,00 0,84 0,00 4,54

2. Phương thức tạo nguồn

nguyên liệu 100

Tự sản xuất, nuôi trồng 0,60 0,21 0,92 0,62 14,20 Mua theo đơn đặt hàng 0,76 0,28 0,70 0,29 16,42

Mua qua đại lý 0,75 0,69 0,29 0,82 25,08

Mua trên thị trường 0,38 0,66 0,46 0,96 39,66 Nhập khẩu nước ngoài 0,55 0,00 0,68 0,00 4,18

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Qua số liệu ở bảng 3.3, nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp được cung cấp như sau: từ các địa phương khác trong nước chiếm trên 33%, từ các địa phương trong tỉnh chiếm trên 46%, tự sản xuất, nuôi trồng chiếm trên 15%, nhập khẩu khoảng 5%; trong đó nguồn nguyên liệu mà doanh nghiệp có tính chủ động cao chiếm tỷ trọng trên 55% (tự sản xuất, nuôi trồng 14%, mua theo đơn đặt hàng ký trước 16%, mua qua đại lý 25%); với kết quả kiểm định cho

thấy, không có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá về nguồn nguyên liệu và công tác thu mua nguyên liệu; ý kiến khác biệt giữa các nhóm số năm công tác và độ tuổi xoay quanh về vấn đề nguyên liệu nhập khẩu và nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp.

Những đánh giá của các chuyên gia cũng như thực tế trong thời gian qua cho thấy rằng: Các doanh nghiệp đã bước đầu đa dạng hoá nguồn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến của mình. Trong đó đã chú trọng đến khai thác tiềm năng của nguồn nguyên liệu trên địa bàn, phát triển các phương thức thu mua nguyên liệu có độ ổn định tương đối cao như: mua theo đơn đặt hàng ký trước, mua qua đại lý … Đồng thời cũng đã quan tâm đến các hình thức tạo nguồn nguyên liệu khác như: thu mua trên thị trường, nhập khẩu để đảm bảo tính thường xuyên của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.1.2 Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với đơn vị cung cấp nguyênliệu liệu

Cùng với việc đa dạng hoá nguồn nguyên liệu, phát triển các phương thức thu mua nguyên liệu có độ ổn định cao; một vấn đề quan trọng khác là tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với đơn vị cung cấp nguyên liệu, qua đó góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến của doanh nghiệp. Do đó, điều tra ý kiến các chuyên gia để nắm bắt về thông tin giữa doanh nghiệp với đơn vị cung cấp nguyên liệu, các hỗ trợ từ doanh nghiệp cho đơn vị cung cấp nguyên liệu. Kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 3.4 và bảng 3.5.

Bảng 3.4:Kết quả đánh giá về mối liên hệ

giữa doanh nghiệp với đơn vị cung cấp nguyên liệu

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % người trả lời theo từng thang

đánh giá Điểm đánh giá trung bình

1 2 3 4 5

Thông tin giữa doanh nghiệp và đơn

vị cung cấp nguyên liệu 30,77 46,15 13,85 4,62 4,62 2,06 Hỗ trợ cho đơn vị cung cấp nguyên

liệu về giống (*) 52,31 41,54 6,15 - - 1,54

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 37)