Các vấn đề cần thay đổi đối với sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 64)

5. Phạm vi nghiên cứu:

3.3.2.3 Các vấn đề cần thay đổi đối với sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp

nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường mục tiêu

Số liệu ở bảng 3.12 và bảng 3.13 cho thấy, mức điểm đánh giá trung bình về thay đổi quy mô, chất lượng, chủng loại, giá cả lần lượt là: 1,65; 1,32; 1,34; 2,29 với kết quả kiểm định ANOVA hoàn toàn không có sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm đối với các mức đánh giá về thay đổi quy mô, chủng loại, giá cả chỉ có sự khác biệt giữa nhóm độ tuổi đối với mức đánh giá về thay đổi chất lượng. Tương ứng với đa số chuyên gia đánh giá những vấn đề sản phẩm của doanh nghiệp cần thay đổi là quy mô phải lớn và khá lớn (93,84%), chất lượng phải cao (73,85%), chủng loại phải đa dạng (75,38%) và giá cả nên ở mức khá cao hoặc trung bình (69,23%).

Số liệu cũng cho thấy, đa số các chuyên gia đánh giá rằng vấn đề cần ưu tiên giải quyết nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Thừa Thiên Huế là về vấn đề chất lượng sản phẩm (Mức điểm đánh giá trung bình về chất lượng là 1,43 so với mức điểm đánh giá về quy mô, chủng loại, giá cả và vấn đề khác lần lượt là: 3,06; 2,92; 2,80 và 4,78 với kết quả kiểm định hoàn toàn không có hoặc ít có sự khác biệt của các ý kiến thuộc các nhóm đánh giá).

Trong thời gian qua, sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ sản Thừa Thiên Huế vào thị trường mục tiêu đang còn ở dạng sơ chế, chủng loại sản phẩm xuất khẩu chỉ có một vài loại sản phẩm chế biến từ mực nguyên liệu, khối lượng sản phẩm xuất khẩu còn nhỏ bé, chiếm thị phần không đáng kể ở thị trường mục tiêu, chất lượng vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản chưa thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ để xử lý tận gốc. Trong khi đó, xu hướng thị trường mục tiêu có xu hướng tăng về quy mô, chủng loại, giá cả như đã phân tích trên đồng thời quy định về chất lượng sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt hơn. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần ưu tiên giải quyết vấn đề về chất lượng vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm xuất khẩu để đáp ứng quy định nhập khẩu thực phẩm vào thị trường mục tiêu, điều chỉnh quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chú trọng đến việc sản xuất các sản phẩm chế biến sâu từ nguồn nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu với chất lượng cao, quy mô lớn, chủng loại đa dạng, giá cả hợp lý. Qua đó, gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường mục tiêu với tốc độ cao và bền vững.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w