Phương pháp phân tích phương sai ANOVA

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 43)

5. Phạm vi nghiên cứu:

2.3.3.3 Phương pháp phân tích phương sai ANOVA

Phương pháp phân tích phương sai ANOVA dùng để kiểm định có hay không sự khác biệt của các nhóm ý kiến đánh giá về trị số trung bình (mức điểm trung bình) mà các nhóm ý kiến này được phân tổ theo từng yếu tố như: trình độ, độ tuổi, giới tính … khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI KỲ 2001-2005

3.1 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI KỲ 2001 – 2005

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế

thời kỳ 2001 - 2005

ĐVT: 1.000 USD

TT Tên doanh nghiệp Thời kỳ 2001 – 2005

2001 2002 2003 2004 2005

1 Công ty XNK hải sảnSông Hương 15.047 14.171 1.150 81 -

2 DNTN Rạng Đông 210 72 47 - -

3 Công ty cổ phần thuỷsản Thừa Thiên Huế 4.950 8.585 1.500 680 925 4 Công ty cổ phần pháttriển thuỷ sản 525 3.762 367 2.439 4.757

Tổng cộng 20.732 26.500 3.064 3.200 5.682

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế

Bình quân cả thời kỳ 2001 – 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của tỉnh giảm 10,43%/năm. Năm 2002 có thể xem như giai đoạn phát triển đỉnh cao của hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản của tỉnh trong thời kỳ 2001 – 2005 với kim ngạch xuất khẩu đạt 26,5 triệu USD, chiếm đến 64,79% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh (40,9 triệu USD) với sự đóng góp quan trọng của 2 doanh nghiệp nhà nước về sản xuất, chế biến thuỷ sản xuất khẩu lúc bấy giờ là Công ty xuất nhập khẩu hải sản Sông Hương với kim ngạch xuất khẩu trên 14 triệu USD, Công ty thuỷ sản Thừa Thiên Huế với kim

ngạch 8,5 triệu USD.

Giai đoạn sau năm 2003, Công ty xuất nhập khẩu hải sản Sông Hương gặp phải vướng mắc trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, hoạt động thu mua nguyên liệu phục vụ cho chế biến thủy sản xuất khẩu phát triển mạnh nhưng khâu kiểm soát chất lượng nguyên liệu không được thực hiện nghiêm túc, trong khi đó quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường EU, Mỹ, Nhật … (trong đó có thị trường xuất khẩu của Công ty) ngày càng nghiêm ngặt. Hậu quả là một số lượng lớn sản phẩm xuất khẩu của Công ty đã bị kiểm tra và phát hiện dư lượng chất kháng sinh vượt quá giới hạn cho phép, do đó không được nhập khẩu vào thị trường, gây thiệt hại lớn cho Công ty. Sau những khó khăn trên, Công ty chỉ duy trì hoạt động một thời gian ngắn rồi ngừng hẳn hoạt động. Đối với Công ty thủy sản Thừa Thiên Huế, do vi phạm pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực thuế, đa số cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Công ty đã bị cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố và xử lý trách nhiệm hình sự, Công ty cũng chịu tổn thất lớn về kinh tế do trách nhiệm pháp lý phát sinh từ các vi phạm pháp luật. Sau biến động trên, hoạt động của Công ty chỉ duy trì ở mức cầm chừng trong một thời gian ngắn, hiện nay đã ngừng hoạt động và đang tiến hành các thủ tục để phá sản doanh nghiệp. Những nguyên nhân trên dẫn đến hoạt động của hai doanh nghiệp “chủ lực”, có đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh trong giai đoạn trước năm 2003 sụt giảm mạnh (Công ty xuất nhập khẩu hải sản Sông Hương giảm hơn 12 lần , Công ty thuỷ sản Thừa Thiên Huế giảm gần 6 lần so với kim ngạch xuất khẩu năm 2002), kéo theo sự suy giảm nghiêm trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế (-88,43%). Hai năm 2004, 2005 hoạt động xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế có dấu hiệu phục hồi, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng với sự vươn lên của Công

ty cổ phần phát triển thuỷ sản (năm 2004 đạt kim ngạch 2,439 triệu USD, tăng gần 7 lần so với năm 2003; năm 2005 đạt 4,757 triệu USD, tăng gần 2 lần so với 2004). Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu vẫn còn thấp hơn nhiều so với năm 2001 và 2002.

Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ còn hai doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu là Công ty cổ phần phát triển thuỷ sản và Công ty cổ phần thuỷ sản Thừa Thiên Huế (do một số cán bộ, nhân viên cũ của Công ty thủy sản Thừa Thiên Huế mới thành lập từ đầu năm 2005) đang còn hoạt động,

Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

ĐVT: triệu đồng Doanh nghiệp/Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1. Công ty cổ phần phát triển thủy sản - Vốn và tài sản 17.915 27.300 27.049,5 - Doanh thu 46.236 80.589 78.463 - Lợi nhuận 925 1.525 2.413 2. Công ty cổ phần thủy sản - Vốn và tài sản - 2.347 2.459 - Doanh thu - 14.818 18.250 - Lợi nhuận - 140 205

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Số liệu kết quả kinh doanh ở bảng 3.2 cho thấy:

Công ty cổ phần phát triển thuỷ sản có quy mô vừa; vốn bình quân đạt 24.088 triệu đồng, tốc độ tăng vốn bình quân đạt 25,74%/năm; doanh thu bình quân đạt 68.438 triệu đồng/năm, tốc độ tăng doanh thu bình quân đạt 35,78%/năm; lợi nhuận bình quân đạt 1.621 triệu đồng/năm, tốc độ tăng lợi nhuận bình quân đạt 61,54%/năm. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh có xu

hướng tăng, trong đó lợi nhuận có tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu và vốn. Công ty cổ phần thuỷ sản có quy mô nhỏ; vốn bình quân chỉ đạt 2.403 triệu đồng, tốc độ tăng vốn bình quân đạt 4,77%/năm; doanh thu bình quân đạt 16.534 triệu đồng/năm, tốc độ tăng doanh thu bình quân đạt 23,16%/năm; lợi nhuận bình quân đạt 172,5 triệu đồng/năm, tốc độ tăng lợi nhuận bình quân đạt 46,43%/năm. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh có xu hướng tăng, trong đó lợi nhuận có tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu và vốn. Đầu năm 2007, Nhật Bản kiểm tra, phát hiện dư lượng chất kháng sinh chloramphenicol vượt quá giới hạn cho phép trong sản phẩm xuất khẩu của Công ty cổ phần thuỷ sản. Do đó gây tổn thất lớn kinh tế lớn cho Công ty, và với những khả năng hiện có của Công ty là khó có thể vượt qua được.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 43)