Tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thủy sản xuất

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 99 - 102)

5. Phạm vi nghiên cứu:

4.3.2 Tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thủy sản xuất

sản xuất khẩu

Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hoá và tự động hoá dây chuyền chế biến. Ưu tiên đầu tư, ứng dụng công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề với cơ cấu hợp lý trong cả đội ngũ quản lý và lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh; chú trọng việc thu hút đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao; có năng lực ứng dụng mô hình quản lý khoa học và có kỹ năng quản trị tiên tiến nhằm tạo nền tảng vững chắc để nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, không ngừng nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm; tích cực tham gia vào dây chuyền phân công lao động quốc gia và quốc tế, từng bước vươn lên chiếm lĩnh những công đoạn quan trọng, có giá trị tăng thêm cao trong “chuỗi giá trị” toàn cầu.

Nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế của doanh nghiệp để chủ động đối phó và đấu tranh với những tranh chấp, rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu.

Tăng cường mối liên hệ hai chiều có tính thường xuyên với đơn vị cung cấp nguyên liệu để thu thập thông tin về thị trường nguyên liệu và cung cấp thông tin, tư vấn cho đơn vị cung cấp nguyên liệu để tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh; ứng dụng các giống nuôi có chất lượng cao và sạch bệnh; các loại thức ăn nuôi phù hợp; kỹ thuật nuôi, khai thác, xử lý, bảo quản thuỷ sản … nhằm củng cố mối liên kết giữa doanh nghiệp với người nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

phát triển các phương thức thu mua nguyên liệu có tính ổn định cao như: mua theo đơn đặt hàng ký trước, mua qua đại lý … đồng thời đa dạng hoá các nguồn cung cấp nguyên liệu (từ các địa phương khác, nhập khẩu …); phương thức thu mua nguyên liệu (mua trên thị trường, nhập khẩu …) để khắc phục tình trạng cung cấp nguyên liệu theo mùa vụ của hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.

Thông qua các hoạt động liên kết với đơn vị cung cấp nguyên liệu, đa dạng hoá nguồn nguyên liệu và phương thức thu mua nguyên liệu để tạo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao đảm bảo hoạt động sản xuất, chế biến thường xuyên của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản phẩm và đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thuỷ sản chế biến sâu, hàng phối chế, hàng ăn liền có giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Trong đó, cần chú trọng đến việc đa dạng hoá các sản phẩm hiện có của doanh nghiệp và phát triển các sản phẩm chế biến sâu từ nguyên liệu tôm, để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của nguồn nguyên liệu “tại chỗ”, có quy mô lớn, chủng loại đa dạng, chất lượng cao trên địa bàn.

4.3.3 Nguyên liệu

4.3.3.1 Khai thác thuỷ sản

Tổ chức lại đội tàu đánh bắt xa bờ có công suất lớn theo đoàn đội, nghiệp đoàn, gắn với sử dụng tàu hậu cần dịch vụ, trên cơ sở ứng dụng các kết quả dự báo về ngư trường, trữ lượng, các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ khai thác, bảo quản để mở rộng ngư trường, đi khơi đi xa, bám biển, tăng chuyến; phổ biến các kỹ thuật cơ bản về xử lý, bảo quản thuỷ sản sau thu hoạch cho các chủ tàu, ngư dân trực tiếp khai thác trên biển nhằm nâng cao

sản lượng và chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm khai thác đưa vào chế biến xuất khẩu.

4.3.3.2 Nuôi trồng thuỷ sản

Quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng. Chú trọng phát triển loại hình nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi sinh thái. Phát triển nuôi tôm trở thành ngành hàng chủ lực trong nuôi trồng thuỷ sản, lấy tôm sú, tôm he và tôm rảo làm các đối tượng nuôi chính; ngoài ra mở rộng thêm một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu như cua , ghẹ lột vỏ, ốc hương, vẹm xanh, cá giò, cá dìa, cá mú, cá hồng, nghêu, sò huyết,...

Khuyến khích mô hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tạo ra sản lượng hàng hoá lớn và kiểm soát được chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.

Áp dụng các hệ thống quản lý nuôi an toàn, nuôi thuỷ sản thân thiện môi trường theo GAP, CoC hoặc các hệ thống đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; sử dụng các loại thức ăn chất lượng cao, phù hợp với các đối tượng nuôi; áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng, kỹ thuật khai thác, bảo quản thuỷ sản tiên tiến để tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao.

4.3.3.3 Các dịch vụ hậu cần thuỷ sản

Phát triển mạnh các dịch vụ hậu cần thuỷ sản để phục vụ cho hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản: các cảng, chợ thuỷ sản, nơi neo đậu tàu, thuyền; các dịch vụ cung cấp giống nuôi, thức ăn chất lượng cao, kỹ thuật nuôi tiên tiến, các loại thuốc thú y, hoá chất sử dụng trong nuôi trồng đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm … Hình thành các kho bảo quản nguyên liệu quy mô lớn, công nghệ hiện đại để giảm thiểu lượng nguyên liệu

không đủ chất lượng phục vụ chế biến hàng xuất khẩu do không được bảo quản hợp lý.

4.3.4 Về thị trường

Thường xuyên thu thập thông tin về thị trường xuất khẩu thủy sản để có những thông tin chính xác, kịp thời về tất cả các mặt: quy mô, chủng loại, cung-cầu … phục vụ cho việc tổ chức sản xuất chế biến đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Đa dạng hóa nguồn cung cấp thông tin, trong đó cần chú trọng thiết lập và khai thác các nguồn thông tin chính thức từ các cơ quan Nhà nước như: Bộ Thương mại, Bộ Thủy sản, Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP), thương vụ, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài, … , . Qua đó, sàng lọc, đối chiếu để có được thông tin chính xác, chất lượng cao, kịp thời về thị trường xuất khẩu.

Đẩy mạnh việc xây dựng mối quan hệ liên kết, hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và tổ chức dịch vụ thực phẩm lớn ở các thị trường xuất khẩu.

Tiếp tục khai thác và phát triển thị trường truyền thống Nhật Bản có xu hướng tăng nhanh trong khi thị phần hàng thủy sản Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thăm dò thị trường để từng bước thâm nhập vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc…, quan tâm đến việc mở rộng thị trường ASEAN, các nước Đông Âu cũ để kịp thời điều tiết khi có biến động thị trường.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w