Tiếp tục quán triệt và vận dụng tốt hơn ba bài học kinh nghiệm rút ra từ trong quá trình tác động điều chỉnh quan hệ biện

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới hiện nay ở việt nam (Trang 158 - 159)

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Tính theo tiền Việt

3.4.1. Tiếp tục quán triệt và vận dụng tốt hơn ba bài học kinh nghiệm rút ra từ trong quá trình tác động điều chỉnh quan hệ biện

nghiệm rút ra từ trong quá trình tác động điều chỉnh quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển ở Việt Nam

Trớc hết, trong giai đoạn mới, chúng ta tiến hành điều chỉnh quan hệ giữa dân số và phát triển trong điều kiện các mục tiêu dân số - kế hoạch hóa gia đình đã đạt, đạt trớc thời gian quy định. Sự về trớc đích này đã làm bất ngờ khá nhiều nhà xã hội học, dân số học Việt Nam, cũng nh Liên Hợp Quốc, khi dự báo về dân số Việt Nam. Đó là từ sự thành cơng của chơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam, Việt Nam đã chính thức điều chỉnh một số chỉ tiêu về tốc độ gia tăng dân số, quy mô dân số, cũng nh thời gian đạt mức sinh thay thế.

Sự thành công trên, là điều kiện cơ bản nhất cho việc thực hiện các bớc tiếp theo của công tác điều chỉnh quan hệ giữa dân số và phát triển ở Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc. Tuy nhiên, sự thành cơng đó cũng dễ đem lại cho xã hội sự thỏa mãn, chủ quan, xem nhẹ cơng tác quản lý các chơng trình mục tiêu dân số trong thời kỳ mới. Cùng với quá trình phát triển của đất nớc, giai đoạn tới chúng ta chuyển từ chính sách DS-KHHGĐ sang chính sách dân số và phát triển. Đó là chính sách mới mẻ hơn, nặng nề hơn, các chỉ tiêu chỉ số khó đạt hơn. Nhiệm vụ đó yêu cầu xã hội cần phải đợc nâng lên tầm cao mới về nhận thức. Mọi thái độ thỏa mãn, chủ quan, buông lỏng, xem nhẹ công tác này đều là sai trái.

Công tác điều chỉnh quan hệ giữa dân số và phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới cần phải đợc sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nớc. Các cấp ủy Đảng cần tiếp tục đa chơng trình này vào chơng trình hành động

của mình. Kinh nghiệm quản lý chơng trình mục tiêu này ở giai đoạn trớc cho thấy, sự thành cơng của chơng trình khơng chỉ phụ thuộc vào nhận thức của cấp ủy, đợc nâng lên mà cịn chuyển một cách có hiệu quả từ nhận thức sang hành động, từ nhận thức thành các giải pháp thực hiện. Lãnh đạo và tổ chức đợc coi là giải pháp tiên quyết, quyết định thành cơng của chơng trình. Việc tổng kết rút kinh nghiệm trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý chơng trình dân số và phát triển trong thời kỳ mới cần đi đôi với kiên quyết xử lý, kỷ luật các đảng viên vi phạm, với việc bố trí, đề bạt, giới thiệu tham gia cơng tác Đảng, cơ quan dân cử, chính quyền, đồn thể các cấp nhằm điều chỉnh có hiệu quả quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc.

Trong thời kỳ thực hiện chính sách dân số và phát triển cần phải huy động mạnh mẽ hơn nữa mọi nguồn lực và mọi chơng trình khác cùng tham gia. Sự kết hợp của nhiều chơng trình trong việc thực hiện các mục tiêu về dân số và phát triển cần nâng cao hơn, cần có sự thay đổi về chất. Sự lồng ghép giữa các chơng trình phải đợc xem là quan hệ tất yếu bản chất, là một thể thống nhất không tách rời. Các thành phần kinh tế chẳng những tham gia phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho toàn xã hội; tham gia vào sự nghiệp giáo dục góp phần nâng cao chất lợng dân số về trí tuệ; mà cịn tham gia vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân góp phần nâng cao về thể lực về tuổi thọ... Sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội khác, sự phát triển kinh tế, giáo dục, y tế... sẽ tạo ra thế và lực mới trong phát triển và phát triển bền vững, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về dân số và phát triển trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới hiện nay ở việt nam (Trang 158 - 159)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w