Xã hội hóa sâu rộng nhiệm vụ điều chỉnh quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển, xem đây là kết quả tổng hợp của

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới hiện nay ở việt nam (Trang 107)

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Tính theo tiền Việt

2.2.3. Xã hội hóa sâu rộng nhiệm vụ điều chỉnh quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển, xem đây là kết quả tổng hợp của

chứng giữa dân số và phát triển, xem đây là kết quả tổng hợp của nhiều chơng trình

Để điều chỉnh quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển đạt kết quả tốt, cần phải biết huy động toàn xã hội tham gia công tác này. Trong thực tế, ít có một chơng trình nào, một công tác nào, chịu sự quy định ràng buộc của nhiều mối quan hệ, nhiều yếu tố nh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Quản lý chơng trình này ở các nớc đang phát triển cũng huy động cả xã hội tham gia. "Theo tổng kết của Liên Hợp Quốc thì 70% số nớc đang

phát triển cũng giao công tác dân số kế hoạch gia đình cho một cơ quan liên bộ đảm nhiệm" [95, 271].

Từ bài học kinh nghiệm ở nớc ta cho thấy, Đảng ta đã đặt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong mối liên hệ với các công tác khác. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình luôn đợc coi là nội dung trọng tâm, đợc lồng ghép với các chơng trình hoạt động khác của các ngành, các cấp, các giới và các đoàn thể xã hội.

Quan điểm trên đợc thể hiện trong quyết định 51/CT ngày 3/6/1989 của Chủ tịch Hội đồng bộ trởng về chức năng quyền hạn nhiệm vụ và tổ chức của ủy ban quốc gia dân số sinh đẻ có kế hoạch quy định: "ở Trung - ơng bộ phận thờng trực do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trởng làm trởng ban và Bộ trởng Bộ Y tế làm Phó Chủ tịch thờng trực. Bộ trởng Bộ Lao động và Phó Chủ tịch và lãnh đạo Bộ Giáo dục, ủy ban Kế hoạch Nhà nớc (nay là Bộ Kế hoạch Đầu t), ủy ban phát thanh truyền hình, Bí th thứ nhất Trung - ơng Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Tổng Công đoàn, Tổng Cục Thống kê và Thứ trởng Bộ y tế là tổng th ký [95, 305].

Nghị định 42/CP khi xác định sự tham gia vào thành phần ủy ban quốc gia dân số bao gồm: ủy ban Trung ơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động, Trung ơng Hội kế hoạch hóa gia đình, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

Nh vậy có thể kết luận rằng, điều chỉnh quan hệ giữa dân số và phát triển là công tác mang tính xã hội sâu rộng, không có một cơ quan nào, một tổ chức nào, một cá nhân nào đứng ngoài cuộc. Trong đó ủy ban quốc gia dân số kế hoạch hóa gia đình giữ vai trò điều hành phối hợp. Nhờ "Hệ thống tổ chức làm công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đợc kiện toàn; đã từng bớc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và phơng thức làm việc từ Trung - ơng đến cơ sở" [45, 26] với việc xã hội hóa công tác này mà "nhận thức của

toàn xã hội về dân số - kế hoạch hóa gia đình đợc nâng lên rõ rệt" [45, 27]. Việc sử dụng các cộng tác viên đã bổ sung làm cho lực lợng làm công tác dân số rộng khắp, hoạt động một cách có hiệu quả. "Công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền đợc đẩy mạnh về số lợng và chất lợng, phong phú hơn về hình thức, hấp dẫn hơn về nội dung, đông đảo hơn về lực lợng tham gia và có đổi mới về cách làm" [45] đã góp phần làm cho quá trình điều chỉnh quan hệ giữa dân số và phát triển ở nớc ta gần đây đạt những thành tích đáng khích lệ.

Điều chỉnh quan hệ giữa dân số và phát triển ở nớc ta còn đợc xem là kết quả tổng hợp của nhiều chơng trình khác. Đảng ta đã đặt công tác dân số vào hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, xem đầu t cho công tác dân số là đầu t cho phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục, đầu t cho công tác dân số mang lại kết quả kinh tế trực tiếp rất cao. "Nghiên cứu mới đây về chi phí và lợi ích đầu t vào chơng trình DS-KHHGĐ ở Việt Nam do nhóm Future Groups thực hiện cho thấy 1 đồng chi cho công tác dân số ngay từ năm 1996 đã đem lại hơn 1 đồng do tiết kiệm từ y tế, giáo dục và an sinh xã hội. Con số này sẽ tăng dần lên, đạt mức 1 đồng đầu t vào công tác này sẽ đem lại 7,6 đồng vào năm 2010" [45, 272].

Thực tiễn cho thấy, việc giải quyết các mục tiêu dân số có tơng quan gắn bó chặt chẽ với việc giải quyết các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội. Các mục tiêu kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế... quan hệ chặt chẽ với nhau và quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu về dân số và phát triển, giữa chúng có mối liên hệ nhân quả với nhau.

Kinh tế tăng trởng liên tục đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật cho phát triển y tế, giáo dục. Kinh tế tác động vào các quá trình dân số vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Tốc độ tăng GNP bình quân đầu ngời đợc cải thiện đã góp phần nâng cao chất lợng dân số, tạo điều kiện cho công tác giảm sinh trong dân số đợc vững chắc và có hiệu quả.

Phơng châm giáo dục là quốc sách hàng đầu trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dỡng nhân tài đã tác động mạnh mẽ vào tốc độ tăng trởng kinh tế, tác động thuận chiều với việc thực hiện các mục tiêu dân số và phát triển. "Muốn giải quyết quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển giáo dục, cùng một lúc phải làm giảm sự gia tăng dân số, đồng thời tăng cờng đầu t cho giáo dục. Ngợc lại, chỉ có thông qua giáo dục và bằng giáo dục mới có thể giảm tỷ lệ gia tăng dân số" [45, 159]. Do đó, sự thành công trong việc nâng cao chất lợng giáo dục cũng góp phần quyết định trong việc giải quyết quan hệ gia đình dân số và phát triển...

Sự phát triển của y tế là một trong những chơng trình quan trọng tác động tích cực đến các quá trình dân số. Y tế phát triển đã góp phần đáng kể vào quá trình giảm sinh, đồng thời nâng cao chất lợng cho dân số, bảo đảm sức khỏe cho mọi ngời.

Sự phát triển của kinh tế, văn hóa, giáo dục y tế là điều kiện cơ bản quyết định sự thành công của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam. Đặt chính sách dân số trong quan hệ với các chính sách kinh tế, xã hội khác, xem chúng có quan hệ tơng hỗ tác động nhau, sự thành công của chơng trình này sẽ tác động đến sự thành công của chơng trình khác là một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ lãnh đạo chơng trình dân số và phát triển ở Việt Nam. Trong giai đoạn tới: giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc chúng ta chuyển từ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình sang chính sách dân số và phát triển thì bài học này càng có ý nghĩa quan trọng.

2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc điều chỉnh quan hệbiện chứng giữa dân số và phát triển ở Việt Nam trong thời

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới hiện nay ở việt nam (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w