Tổ chức, xây dựng và hoàn thiện bộ máy QLNN đối với lĩnh vực BĐS

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh docx (Trang 83 - 85)

Trong thực trạng quản lý hiện nay, mảng đất đai thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường, mảng nhà ở thì do Bộ Xây dựng quản lý; xuống đến cấp thành phố thì có Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Xây dựng. Nhìn chung, tổ chức quản lý BĐS ở hai Sở này được hình thành bởi ba khối: Khối cơ quan QLNN chung, khối đơn vị sự nghiệp, khối sản xuất kinh

doanh. Do vậy, công việc nhiều khi chồng chéo, có công việc hiện chưa rõ cơ quan nào, khối nào quản lý… Vì vậy, về lâu dài cần tách biệt các chức năng quản lý và hoạt động của từng khối. Chính phủ cùng các Bộ và Thành phố cần nghiên cứu để lập ra một cơ quan chuyên trách "Quản lý và phát triển TTBĐS". Cơ quan này chịu trách nhiệm trước thành phố và Chính phủ về tình hình hoạt động cũng như hiệu quả của TTBĐS. ở cấp Trung ương cũng lập một cơ quan hay ủy ban Quản lý TTBĐS tương tự như ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tiếp đó, cần đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi và xây dựng cơ chế phân quyền hợp lý gồm phân quyền theo chức năng kỹ thuật và phân quyền theo lãnh thổ, địa bàn. Như vậy là, ở thành phố cần có một cơ quan quản lý TTBĐS chuyên trách, tư vấn, tham mưu cho thành phố các phương pháp phát triển TTBĐS trên địa bàn cũng như việc quản lý "Trung tâm giao dịch BĐS TP.HCM". Đây cũng là cơ quan chủ yếu phối hợp với các sở ngành khác của thành phố để phối hợp quản lý và phát triển TTBĐS. Cơ quan này cũng triển khai hướng dẫn các UBND cấp quận, huyện thực hiện các chính sách về đất đai, BĐS và công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với lĩnh vực này (hiện nay TP.HCM đã thí điểm thành lập Ban Chỉ đạo quản lý và phát triển TTBĐS).

Thành phố phải nhanh chóng xây dựng Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà trực thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường phục vụ công tác cấp hai loại giấy chứng nhận này. Trên cơ sở đó, phải xây dựng được quy chế sao cho các cơ quan quản lý hành chính có liên quan cần tự liên hệ với nhau và giải quyết hồ sơ, giấy tờ chứng nhận cho đất đai, BĐS. Người dân chỉ liên hệ với Văn phòng này theo phương thức "một cửa, một dấu" để có được giấy chứng nhận hoặc câu trả lời rõ ràng về việc có được cấp hay không được cấp giấy. Điều này, góp phần đơn giản hóa các thủ tục và tiết kiệm chi phí cho người dân; từ đây xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả, "gần" và "thân" dân hơn. Có một nguyên tắc trong quản lý mà các nhà quản lý TTBĐS cần vận dụng, ví dụ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, là "đôi lúc nên biết chấp nhận lịch sử để lại và chủ động điều chỉnh để thích nghi với thực tế".

quan quản lý TTBĐS để từ đó lập lại kỷ cương trật tự trong việc lập, kinh doanh BĐS. Phải tăng cường các đội thi hành chính sách, pháp luật như Đội thi hành Luật Đất đai 2003, Đội quản lý, rà soát công tác cấp giấy chứng nhận, Độ xử phạt hành chính các hành vi vi phạm Luật Đất đai, Luật Xây dựng, quy chế quản lý đô thị cũng như quản lý TTBĐS.

Một giải pháp quan trọng khác gắn với bộ máy tổ chức quản lý đó là phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính công và dịch vụ công đối với lĩnh vực BĐS. Yêu cầu quan trọng của giải pháp này là phải phân biệt rõ ràng đâu là các hoạt động hành chính công quyền, đâu là hoạt động dịch vụ hành chính công (hay còn gọi là dịch vụ công). Như vậy, là bộ máy quản lý lĩnh vực BĐS nói chung, ngoài chức năng QLNN, còn có

chức năng phục vụ trựctiếp nhu cầu liên quan tới BĐS của người dân và thu tiền dịch vụ

ấy.

BĐS là những tài sản có giá trị lớn vì vậy các chứng thư liên quan đến nó đều rất quan trọng. Thời gian qua, công tác xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất còn quá nhiêu khê, rườm rà và chậm chạp; do vậy chúng ta cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng hoạt động hành chính công và dịch vụ công đi vào quỹ đạo "một cửa, một dấu" đơn giản, hiệu quả hơn.

TP.HCM đang cố gắng đến 2004 thực hiện xong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở nên công tác này càng phải được đẩy mạnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh docx (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)