- Các cơ quan quản lý của thành phố còn chậm triển khai các văn bản, quyết định của nhà nước cũng như của UBND thành phố trong lĩnh vực đất đai, BĐS. Hệ thống văn bản này còn chồng chéo, bất cập nên cán bộ thực hiện ỷ lại, không tháo gỡ để triển khai, gây khó dễ cho dân và cho công tác QLNN đối với TTBĐS.
- Một phần là do nhà nước, thành phố vẫn còn duy trì chế độ bao cấp về đất đai, nhà ở, chưa tận dụng và phát huy hết được giá trị kinh tế của đất đai, quản lý yếu kém, buông lỏng gây thất thoát, lãng phí lớn về đất đai, BĐS thuộc sở hữu nhà nước.
- Hoạt động QLNN về đất đai, BĐS, TTBĐS còn quá nhiều điểm yếu, đôi khi "buông lỏng" do chưa theo kịp với thực tế vận động của thị trường. Các văn bản quy định của pháp luật, của bộ máy hành chính còn mang nặng tính chủ trương, hành chính hơn là các giải pháp, các công cụ tạo điều kiện cho cơ chế thị trường tự xử lý một số khâu trên TTBĐS.
- Nhà nước và thành phố chưa thiết lập được một hệ thống các định chế, cơ chế hỗ trợ cho TTBĐS và cho quá trình giao dịch BĐS đó là các trung tâm định giá, thẩm định giá, đăng ký biến động BĐS, thông tin BĐS, tư vấn, môi giới, trung tâm giao dịch (như là "chợ", "siêu thị" đầu mối về BĐS)… Công tác cấp giấy chứng nhận theo cơ chế "một cửa, một dấu" còn mang tính hình thức, chưa thực sự hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân.
- Nhận thức của nhân dân còn chưa đầy đủ về BĐS, HHBĐS và TTBĐS… Công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế làm cho người dân vừa là "thủ phạm" vừa là "nạn nhân" của những vụ tranh chấp khiếu kiện về đất đai, BĐS cũng như trong các giao dịch BĐS.
Chương 3
Định Hướng Và Giải Pháp Tiếp Tục Đổi Mới
Quản Lý Nhà Nước Đối Với Thị Trường Bất Động Sản TRÊN Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí MINH