hưởng đến thị trường bất động sản
TP.HCM hiện có quy mô lớn nhất nước cả về diện tích và dân số. Diện tích tự
nhiên của TP.HCM là 2.095,01 km2 (209.501 ha). Dân số trung bình là 5.630.192 người
[13, tr. 17]. Thành phố còn là một trong những trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; là trung tâm khoa học kỹ thuật, là đầu mối giao thông liên lạc chính của cả nước cũng như của khu vực Đông Nam á.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên dân cư, lao động, trí thức dồn về thành phố rất nhiều. Mặt thuận lợi, sẽ tạo ra một lực lượng lao động đông đảo cho thành phố và thúc đẩy TTBĐS phát triển sôi động. Mặt khác, điều này cũng góp phần gia tăng sức ép về dân số, nhà ở, môi trường, tệ nạn xã hội cho "siêu đô thị" này.
TP.HCM hiện nay được xác định là "hạt nhân" kinh tế của miền Nam và là "đầu tầu" của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như cả nước. Thực tế, những năm qua cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố rất cao. Thống kê cho thấy, riêng năm 1999 do khủng hoảng tài chính chung nên GDP Thành phố tăng trưởng 6,0%, còn năm 2000 (9,0%), năm 2001 (9,5%), năm 2002 (10,2%), năm 2003 (ước đạt 11,2%) [13, tr. 27]. Cùng với sự tăng trưởng là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế không ngừng theo hướng công nghiệp hóa:
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GDP của TP.HCM Năm Tốc độ tăng trưởng GDP (%) GDP Giá thực tế (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1990 17,3 6.770 5,5 42,3 52,2 1995 15,3 36.975 3,3 38,9 57,8 1999 6,0 68.752 2,1 44,0 53,9 2000 9,0 75.862 2,0 45,4 52,6 2001 9,5 84.852 1,9 46,2 51,9 2002 10,2 96.403 1,7 46,7 51,6 2003 11,2 111.344 1,6 47,9 50,5 Nguồn: [13, tr. 27-30].
Như vậy, TP.HCM có tốc độ tăng trưởng cao và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng khá rõ nét; tỷ trọng nông, lâm, thủy sản đã giảm xuống nhanh, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng mạnh; chứng tỏ tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang chuyển biến mạnh mẽ. Song song với việc đó là tốc độ đô thị hóa, thị dân hóa và di dân cơ học mạnh; điều này vừa tạo thời cơ, vừa tạo những thách thức cho TTBĐS.
Như chúng ta đã biết, đô thị hóa là xu hướng chung của các quốc gia đang phát triển, đó là quá trình tập trung dân số cho một xã hội công nghiệp. Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra nhanh chóng, TP.HCM cũng không là ngoại lệ. Hiện nay, dân cư
thành phố đã hơn 5,6 triệu dân với tổng diện tích nhà ở đến 2003 là 61,258 triệu m2 [40,
tr. 1], trung bình mỗi người dân hiện nay được ở 10,88 m2. Tuy nhiên, cùng với việc tăng
dân số, tăng thu nhập của người dân hiện nay và mục tiêu đạt 14m2/người (năm 2010) thì
TP.HCM phải xây dựng rất nhiều nhà ở [40, tr. 4]. Chính các đòi hỏi trên đây đã tạo tiền đề thuận lợi cho TTBĐS phát triển cả về quy mô và sự lành mạnh.
Thu nhập trung bình của thành phố thuộc nhóm cao nhất cả nước, hơn 1450 USD/ người/ năm [14, tr. 34] và với xu hướng tích lũy và đầu tư ngày càng tăng, thêm vào đó TTBĐS đang được coi là lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao nhất so với thị trường tài chính, chứng khoán, vàng bạc đá quý, nên dẫn tới làn sóng đầu tư, đầu cơ ồ ạt vào BĐS. Điều này tạo nhiều thời cơ cho thị trường này phát triển nhưng cũng chứa đựng đầy bất ổn. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế, khi thu nhập vượt qua mức đói nghèo, thì tỷ lệ tích lũy chi cho nhà đất chiếm 25 - 40% trong tổng thu nhập của hộ gia đình. Hiện nay, thu nhập từ mức trung bình trở lên chiếm trên 65% số dân toàn thành phố đã thể hiện tiềm năng và quy mô phát triển của TTBĐS ở đây.