Quan điểm, phương hướng chung về phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh docx (Trang 75 - 76)

Bất Động Sản ở Thành Phố Hồ Chí MINH

3.1.1. Quan điểm, phương hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM là đô thị lớn nhất của Việt Nam, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, và có vị trí chính trị quan trọng của cả nước [21, tr. 1]. Trong thời gian qua kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, quân dân thành phố đã phát huy tốt tiềm năng, nội lực, phấn đấu bền bỉ, năng động, sáng tạo, vượt qua nhiều nguy cơ thách thức và đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh,… Thành phố đã thực hiện và phát huy vai trò trung tâm của mình trên nhiều mặt với khu vực và cả nước, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN [21, tr. 1].

Thành phố duy trì được nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng; có ảnh hưởng và tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh trong khu vực và của cả nước; năng động, sáng tạo và có những đóng góp quan trọng trong khu vực hình thành, phát triển đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa, hội nhập kinh tế nước ta vào kinh tế khu vực và thế giới [21, tr. 1-2]. Thành phố còn có nhiều bước tiến trong xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị, gắn việc phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ "siêu đô thị" tầm cỡ này.

hội IX của Đảng về phương hướng phát triển chung của đất nước, của các ngành, của vùng và vận dụng vào điều kiện cụ thể của mình. Từ đó, thành phố xác định: tiếp tục nỗ lực phấn đấu, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy tính năng động sáng tạo để đi đầu cả nước về phát triển kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể như sau:

- Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội; tập trung phát triển dịch vụ - thương mại để có tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa, tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng công nghiệp đi đôi với chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế công nghiệp (chú trọng công nghiệp mũi nhọn, chủ lực, có hàm lượng chất xám cao), phát triển nông nghiệp và nông thôn thành phố. Đây vừa là mục tiêu, vừa là môi trường cho TTBĐS phát

triển lành mạnh,

hiệu quả.

- Tạo bước chuyển biến mạnh về hiệu quả đầu tư; tiếp tục thực hiện đồng bộ và đúng tiến độ 12 chương trình, công trình trọng điểm, tổ chức thực hiện 16 chương trình, mục tiêu phát triển các ngành kinh tế chủ lực và chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố. Trên cơ sở đó, thành phố sẽ có cơ sở hạ tầng tốt hơn, đồng thời nhu cầu về HHBĐS phục vụ sản xuất kinh doanh tăng lên sẽ tạo môi rộng mở cho TTBĐS phát huy vai trò của nó trong việc điều tiết hợp lý các nguồn lực.

- Tăng cường và củng cố toàn diện về quản lý đô thị, trật tự kỷ cương để tạo bước chuyển quan trọng trong quản lý đô thị, đẩy mạnh thực hiện các chương trình văn hóa - xã hội, thực hiện nhanh quá trình cải cách hành chính, tăng cường và củng cố bộ máy chính quyền các cấp. Mục tiêu này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới công tác QLNN đối với TTBĐS. Thực hiện tốt công tác này làm cho hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước được nâng lên, song hành cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh docx (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)