Bơm bánh răng

Một phần của tài liệu Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng đặc điểm, nguyên lý làm việc, quy trình tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ Diesel (Trang 58 - 60)

- Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa bình làm mát

a.Bơm bánh răng

 Bơm bánh răng ăn khớp ngoài

- Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài được thể hiện ở hình 3.5.

- Nguyên lý làm việc: Khi bơm làm việc, bánh răng chủ động quay và kéo bánh răng bị động quay theo, chất lỏng chứa đầy trong các rãnh a giữa các răng ngồi vùng ăn khớp được chuyển từ khoang hút vịng theo vỏ bơm về khoang đẩy.

Hình 3.5. Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài. a. sơ đồ nguyên lý bơm bánh răng ăn khớp ngoài

1. vỏ; 2. bánh răng bị động; 3. bánh răng chủ động; 4. ống hút; 5. ống đẩy; 6. van an tồn

b. kết cấu bơm bánh răng

Vì thể tích chứa chất lỏng trong khoang đẩy giảm khi các răng của hai bánh răng vào khớp nên chất lỏng bị chèn ép và dồn vào ống đẩy với áp suất cao. Quá trình này được gọi là quá trình đẩy của bơm. Đồng thời với quá trình đẩy, ở khoang hút thể tích chứa chất lỏng tăng lên do các răng ra khớp, nên áp suất chất lỏng giảm

xuống thấp hơn áp suất mặt thống bể hút khiến cho chất lỏng được hút vào bơm. Như vậy, quá trình hút và đẩy xảy ra đồng thời và liên tục khi bơm làm việc.

Van an tồn 6 trên đường ống đẩy sẽ tự mở để bảo vệ tránh quá tải cho bơm.

 Bơm bánh răng ăn khớp trong

- Loại bơm này thường được dùng cho động cơ cĩ cơng suất nhỏ do yêu cầu kết cấu gọn nhẹ.

- Cấu tạo của bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp trong được thể hiện ở hình 3.6

Hình 3.6. Bơm bánh răng ăn khớp trong

1. thân bơm; 2. bánh răng bị động; 3. đường dầu vào; 4 và 7. rãnh dẫn dầu; 5. trục dẫn động; 6. bánh răng chủ động; 8. đường dầu ra

- Nguyên lý hoạt động: Loại bơm này làm việc tương tự như bơm bánh răng ăn khớp ngoài theo nguyên lý guồng dầu. Khi động cơ làm việc, bánh răng chủ động 6 sẽ quay nhờ sự truyền động từ trục khuỷu hoặc trục cam, lúc này bánh răng chủ động 6 và bánh răng bị động 2 sẽ quay cùng chiều nhau tạo ra sự giảm áp suất trong khoang hút của bơm, một lượng dầu sẽ được hút vào trong bơm theo đường dầu vào 3. Nhờ sự chuyển động quay của các bánh răng mà lượng dầu này sẽ theo các rãnh dẫn dầu 4 và 7 rồi thốt ra theo đường dầu ra 8, tuy nhiên lượng dầu mà loại bơm này guồng vào trong bơm với thể tích guồng thay đổi.

- Ưu nhược điểm

+ Kết cấu đơn giản, nhỏ gọn, dễ chế tạo, chắc chắn. + Làm việc tin cậy, độ bền cao.

+ Cĩ khả năng làm việc với tốc độ quay lớn hơn các loại bơm khác. + Khơng cĩ khả năng hút khơ.

+ Khơng thể thực hiện được sự điều chỉnh lưu lượng và áp suất khi bơm làm việc với tốc độ quay khơng đổi nếu khơng dùng van xả.

b. Bơm rơto

- Sơ đồ kết cấu của bơm rơto được thể hiện trên hình 3.7

- Nguyên lý hoạt động:

Bơm rơto đưa dầu đến động cơ khi rơto trong và vành rơto quay và dầu được chuyển vào khoảng giữa rơto trong và vành rơto. Khi rơto tiếp tục quay, khoảng trống ở phía cửa ra của bơm trở nên nhỏ hơn, đẩy dầu đến cửa ra và đi vào bầu lọc.

- Ưu điểm của bơm này là vành rơto quay với tốc độ thấp hơn so với rơto

trong, do đĩ giảm được sự mài mịn.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng đặc điểm, nguyên lý làm việc, quy trình tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ Diesel (Trang 58 - 60)