Đổi mới các chính sách xuất khẩu thuỷ sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 76 - 82)

- Công ăn việc làm cho người lao động:

3.3.1.Đổi mới các chính sách xuất khẩu thuỷ sản

Do đặt thù của Miền Trung bảo lụt thường xuyên, nguồn nguyên liệu không bằng hai đầu đất nước và thời tiết, khí hậu, môi trường không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Chính vì điều đó, để hỗ trợ cho thuỷ sản xuất khẩu các tỉnh khu vực miền Trung phát triển, Bộ phải có một đội ngũ chuyên sâu về nghiên cứu các chính sách, chủ trương đường lối của Đảng và Chính Phủ để tham mưu cho Bộ đưa ra các quyết sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Miền Trung này, trong đó có Thành phố Đà Nẵng làm sao ngày càng phát triển, đi đúng quĩ đạo, đường lối chủ trương của Nhà nước và thực hiện tốt chức năng doanh nghiệp của mình.

+ Chính sách chung:

* Cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu thuỷ sản:

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hoặc các nhà đầu tư thì chính sách quản lý của Nhà nước rất quan trọng và cần thiết.Vì vậy để đáp ứng điều đó Nhà nước phải sớm ban hành các chính sách, văn bản pháp quy rỏ ràng cụ thể, các luật và văn bản dưới luật có liên quan...của Việt Nam tạo nền tảng pháp lý trong việc quản lý hoạt động thuỷ sản của Viêt Nam, hoàn thiện bổ sung pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản để đảm bảo nguồn lợi lâu dài phù hợp với khả năng điều kiện đánh bắt của mình.

Nhà nước cần cải cách thủ tục hành chính, đơn giản các thủ tục đăng ký việc đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ và các thủ tục di chuyển ngư trường trong khai thác theo hướng khuyến ngư mở rộng ngư trường khai thác, không hạn chế địa giới hành chính.

Đối với các doanh nghiệp đầu tư khai thác hải sản trên Biển Đông Nhà nước nên giảm hoặc miễn thuế và lệ phí khai thác hoặc các lệ phí khác như: trước bạ, cấp giấy phép hoạt động, phí đăng kiểm, giấy phép di chuyển ngư trường...đến mức vừa đủ chi phí cho các thủ tục trên.

Mở rộng qui mô cho vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay vốn được giãn ra đối với chính sách tín dụng, đầu tư hỗ trợ khai thác và đánh bắt xa bờ.

Liên doanh hợp tác đầu tư với nước ngoài, tạo thuận lợi cho đối tác với các chính sách khuyến khích để hợp tác tăng cường khả năng thăm dò ngư trường ở các vùng biển xa bờ.

Một số chính sách thuế được thay đổi cho phù hợp với người nuôi trồng thuỷ sản như:

Tính thuế sử dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đồng hạng với đất sản xuất nông nghiệp và thời gian nộp thuế linh động theo thời gian thu hoạch sản phẩm, và người nuôi trồng được miễn giảm thuế như sản xuất nông nghiệp khi gặp thiên tai, dịch bệnh và được xoá bỏ các loại thuế môn bài, VAT.Có chính sách ưu đãi cho các phương án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản ở những nơi khô cằn và không hiệu quả với sản xuất nông nghiệp

Ban hành và áp dụng chính sách bảo hiểm rủi ro cho nuôi trồng thuỷ sản.

Đối với các hộ, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu khi ký hợp đồng với các nhà máy chế biến xuất khẩu thuộc vùng qui hoạch tập trung thì được ưu tiên cho vay vốn, và tăng mức hạng ngạch cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp nuôi trồng các loại thuỷ sản xuất khẩu chiến lược.

Ban hành một số chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu như:

Trợ giá cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất và miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản.

Các hàng hoá thuỷ sản được sản xuất và xuất khẩu bằng nguyên liệu nhập khẩu thì được miễn giảm thuế xuất khẩu.

Hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ theo chiều sâu để chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng cao phục vụ cho xuất khẩu.

Nhà nước có qui định cụ thể đối với những cá nhân người nước ngoài hoặc những tổ chức muốn trực tiếp thu mua nguyên liệu hải sản phải thông qua nhà máy hoặc phải tham gia đầu tư vào việc đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản đã tạo ra nguồn nguyên liệu đó.

Trong ngành thuỷ sản, Nhà nước phải thiết lập qui định về thẩm định và công nhận việc áp dụng HACCP cho ngành, đồng thời Nhà nước phải đầu tư kinh phí nâng cao năng lực kỹ thuật cho các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ này.

Tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn với một số đơn vị không phải là các doanh nghiệp sản xuất chế biến như: Vùng nuôi trồng thuỷ sản, bến cá, cảng cá, chợ cá.

* Chính sách hỗ trợ hoạt động xuất khẩu đối với ngành thuỷ sản:

Sớm thành lập qũi hỗ trợ phát triển thuỷ sản và quĩ hỗ trợ xuất khẩu thuỷ sản nhằm bổ sung vốn cho các dự án, trợ giá hàng hoá thuỷ sản và trợ giúp cho các doanh nghiệp khi gặp rủi ro.

Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thường xuyên, liên tục về thông tin thị trường thuỷ sản của thế giới, về tài chính, sản lượng, tỷ giá, pháp luật,... đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng hơn nữa mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có khả năng phát triển sản xuất. Đồng thời, Nhà nước dự báo tình hình thị trường, để đưa ra những chiến lược vĩ mô tạo cho doanh nghiệp có những chương trình xuất khẩu phù hợp với từng thời điểm, đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu về thông tin thị trường cho các donh nghiệp hạn chế tối đa những thua thiệt của các doanh nghiệp do chưa hoặc không hiểu biết rỏ về thị trường.

Thông qua lãnh sự quán, thông qua văn phòng đại diện ở nước ngoài, thông qua hội chợ, thông qua các kênh quan hệ... Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích và tiếp thị quảng bá hình ảnh Việt Nam và sản phẩm thuỷ sản Việt Nam.Bên cạnh đó Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí hỗ trợ đào tạo đội ngũ quản lý kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản và Marketing.

Nhà nước tạo điều kiện cho các nhà đầu tư và các thành phần kinh tế trong và ngoài nước được tham gia xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng nghề cá, hệ thống kênh mương thủy lợi, cơ sở hậu cần nghề cá và công nghệ mới cho ngành nhằm thu hút vốn đầu tư của các thành phần trên.

Nâng cao tầm quan trọng của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP), thiết lập, mở rộng mối quan hệ giữa các hiệp hội nghề cá của các nước ASEAN.

+ Chính sách của Đà Nẵng:

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.

Tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong Thành phố nhằm hạn chế mức độ cạnh tranh nguyên liệu làm giảm đi sức mạnh của ngành trong Thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường cải tạo và nâng cao xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước,và giải quyết khâu thoát nước trong khu công nghiệp và các đơn vị chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu tránh gây ô nhiểm môi trường trong khu vực.

Xây dựng, phát triển hạ tầng và có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp chế biến Thọ Quang, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu như: địa điểm sản xuất, ưu đãi tiền thuê đất, vốn vay tín dụng

nhằm khai thác, thu mua, tập trung chế biến nguyên liệu thuỷ sản của các tàu đánh bắt thuỷ sản của Miền Trung và Cả nứơc.

Khuyến khích các thành phần kinh tế có chương trình liên doanh, liên kết với các tỉnh duyên hải Miền Trung để đầu tư vùng nguyên liệu, phối hợp cung ứng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.

Có chính sách hỗ trợ và phát huy nội lực của các doanh nghiệp thuỷ sản nhằm đổi mới mở rộng và gia tăng đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để sản xuất chế biến đông lạnh thuỷ sản tinh chế tại các doanh nghiệp như: Công ty Thuỷ Sản Thương mại Thuận Phước, Công Ty Kinh doanh chế biến hàng xuất khẩu, Công ty Xuất Nhập Khẩu thuỷ sản Miền Trung....

Nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của một số thị trường có sức nhập khẩu lớn như: Nhật, EU, Mỹ, Trung Quốc để đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao chất lượng, bảo vệ uy tín sản phẩm, xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá để thâm nhập sâu và ổn định.

Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đi và đến của xuất khẩu hàng hoá, là đầu mối giao lưu trung chuyển hàng thuỷ sản của khu vực. Xây dựng trung tâm giao dịch hàng thuỷ sản, chú trọng phát triển hệ thống các doanh nghiệp thương mại làm chức năng thu gom xuất khẩu. Xây dựng chợ đầu mối, bán buôn hàng thuỷ sản thu hút hàng hoá từ các tỉnh miền Trung.

Hỗ trợ và khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành lập và mở rộng các dự án kêu gọi vốn đầu tư của nước ngoài.

+ Thông tin:

Hiện nay sản phẩm thuỷ sản Đà Nẵng đã có mặt trên nhiều thị trường thế giới nhưng hỏi cụ thể thì người tiêu dùng không biết sản phẩm Việt Nam nói chung sản phẩm Đà Nẵng nói riêng là gì, ở đâu. Đó là điều mà doanh nghiệp Việt Nam phải suy nghĩ và đưa ra hướng giải quyết vấn đề này. Thông tin không phải là tìm thông tin thị trường, giá cả, mặt hàng, nơi tiêu thụ tốt nhất...là đủ, đó mới chỉ là một phần của thông tin, mà thông tin là truyền đi tất cả những gì ta có thể đưa ra thị trường và nhận lại tất cả những gì thị trường có và được chọn lọc.Chính điều đó các doanh nghiệp Đà Nẵng phải cần khẵng định thương hiệu sản phẩm mình, phải đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm.Qua quảng cáo Internet, qua sách báo, qua hội chợ, qua việc sử dụng hình thức và

cách đóng gói sản phẩm mình...kể cả qua khách hàng nhằm quảng bá thương hiệu của mình, chất lượng sản phẩm mình. Đồng thời, phải dựa vào chính sách của Nhà nước để nâng cao vai trò thương mại của doanh nghiệp. Hiện nay, lãnh đạo Thành phố đã hỗ trợ nhiều nhưng các doanh nghiệp Đà Nẵng chưa phát huy hết các chủ trương của Thành phố.

+ Xúc tiến thương mại:

Lãnh đạo Thành phố đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thuỷ sản xuất khẩu thường xuyên mở hội chợ với tầm cở quốc tế, lồng ghép với lễ hội văn hoá địa phương, quảng cáo mạnh trên Internet, dựa trên trang Web của Bộ thuỷ sản để gây ấn tượng cho khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp mình.Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thường dự các hội chợ ở nước ngoài như Hội chợ thuỷ sản ở Bỉ, Boston tại Mỹ... song song với hội chợ là những hội thảo khoa học quốc tế chuyên đề về giống, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, và tiềm lực công nghệ đồng thời quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp địa phương.

Thành phố chỉ đạo cho sở thương mại triển khai chiến lược hằng năm và có kiểm tra, đánh giá, phối hợp với các cơ quan liên quan trong nước và quốc tế tổ chức các hội nghị, hội thảo...về từng thị trường; nhu cầu, tập quán, thị hiếu...trong công tác phát triển thị trường.Tổ chức phát triển mạnh xúc tiến thương mại nhất là thương mại điện tử, tham mưu cho Lãnh đạo Thành phố thực hiện các chính sách mới của Chính phủ,Thành phố nhằm thúc đẩy xuất khẩu đạt được mục tiêu đề ra.

+ Chính sách:

Trên tinh thần hỗ trợ tuyệt đối với các doanh nghiệp Đà Nẵng Lãnh Đạo Thành phố đã tăng cường mối quan hệ tốt với các Bộ, Ngành Trung ương, địa phương nhằm nắm bắt kịp thời những cơ chế, chính sách ưu đãi, nguồn vốn, nguồn quĩ phát triển... cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản như: Nguồn quĩ hỗ trợ xuất khẩu cuả Thành phố, quĩ hỗ trợ phát triển của Chính phủ và các nguồn tín dụng khác: Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia...

Phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng; thương mại, công nghiệp, kế hoạch đầu tư, hải quan, thống kê, thuế, cảnh sát kinh tế và các ngành liên quan khác nhằm quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu, hướng các doanh nghiệp kinh doanh theo đúng pháp luật [28, tr.18]

+ Vốn :

Như hiện nay, trên địa bàn Đà Nẵng có các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Các nguồn vốn của doanh nghiệp Đà Nẵng có thể huy động bằng nhiều nguồn như:

Thứ nhất: Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.

Thứ hai: Vay vốn từ quĩ hỗ trợ phát triển và các ngân hàng thương mại, chính sách

này các doanh nghiệp xuất khẩu của Thành phố được sự quan tâm của Lãnh đạo tạo điều kiện vay nhanh, kịp thời. Thế nhưng phải có phương án thiết thực và được thẩm định trước khi cho vay, nhằm để đảm bảo doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và chống thất thoát vốn vay của Nhà nước.

Thứ ba: Cổ phần hoá sớm các doanh nghiệp Nhà nước khi đủ điều kiện để có vốn

cho đầu tư. Điều này không chỉ giúp giải quyết vấn đề vốn mà còn hạn chế sự trì trệ, ỷ lại doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao vai trò cổ đông và phát huy tính sáng tạo trong sản xuất, năng động tìm kiếm thị trường, đa dạng hoá sản phẩm.

Thứ tư: kêu gọi vốn, hợp tác đầu tư cùng đối tác nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng

có lợi, và đi đúng quĩ đạo của luật pháp Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, nâng cao công nghệ,và học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý và nâng cao vị thế của mình trên thương trường.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 76 - 82)