- Công ăn việc làm cho người lao động:
3.1. Dự báo nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trườngthế giớ
Trên thị trường thế giới hàng thuỷ sản được xếp nhóm sản phẩm cơ bản, luôn trong tình trạng cung không đủ đáp ứng được cầu ở qui mô toàn cầu. Theo dự báo của FAO tới năm 2010, mức gia tăng quốc tế của hàng thuỷ sản khoảng 20%/năm so với năm 1991- 1993 tức là 120 triệu tấn mức tăng bình quân là 3,8%/năm trong đó tôm tăng 3%/năm, và bình quân đầu người là 13,5- 14Kg/năm.Theo nhận định của tiến sĩ Modadugu Vijay Gupta người được nhận giải thưởng "World Food Prize 2005",đến năm 2020 thế giới sẽ cần thêm 40 triệu tấn thuỷ sản (so với năm 2003 -104triệu tấn). Nguyên nhân cơ bản sự phồn vinh của thị trường thuỷ sản thế giới là sự gia tăng dân số, tăng thu nhập trên phạm vi toàn thế giới (nhất là các nước đang phát triển) cùng với làn sóng thứ hai về chuyển dịch cơ cấu nhu cầu thực phẩm của thế giới từ thị gia cầm sang thuỷ sản (làn sóng thứ nhất bắt đầu bằng việc chuyển từ tiêu thụ thịt đỏ sang tiêu thụ thịt gia cầm) [26, tr.33].
Bảng 3.1: Nhu cầu thuỷ sản thế giới năm 2010
Đơn vị tính: Triệu tấn
Từ nguồn Nhu cầu tối thiểu Nhu cầu tối đa Khai thác Thuỷ sản 80 105 Nuôi trồng Thuỷ sản 27 39 Tổng cộng 107 144
Nguồn: FAO, 1996.
Dưới đây là dẫn chứng về một số thị trường tiêu thụ mặt thuỷ sản lớn trong khu vực cũng như trên thế giới qua các năm mà ngành thuỷ sản Việt Nam đã và đang hướng đến.
+ Thị trường Nhật:
Theo thống kê của Nhật Bản, hằng năm nước này nhập khẩu thực phẩm với giá trị lên tới trên 5 nghìn tỷ yên (khoảng 50 tỷ USD), chiếm 11,5% tổng nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản, trong đó có khoảng hơn 1,5 nghìn tỷ yên (khoảng 15 tỷ USD) là các mặt hàng thuỷ sản, chiếm khoảng 30% giá trị nhập khẩu thực phẩm của nước này.
Bảng 3.2: Nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản, 2000 – 2004
Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 (b)
K.lượng 1.000MT* 3.544 3.823 3.863 3.325 3.485 Giá trị Triệu USD** 15.742 13.649 13.863 13.510(a) 15.756 Tỷ yên* 1.734 1.720 1.570 1.569 1.634
Nguồn: * Japan Sattiscal yearbook, ** Thống kê của FAO
(a) Số liệu từ nguồn Infofish Trade New, số 14/2004 (b)Số liệu năm 2004 theo Infofish Trade New, số 3/2005 Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản
Tỷ trọng giá trị các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu
+ Tôm, Cá ngừ, Cá hồi, Cua, Nhuyễn thể chân đầu, Bột cá, Thuỷ sản đóng hộp.
Bảng 3.3: Các nhóm mặt hàng thủy sản nhập khẩu của Nhật Bản 2002-2005
Đơn vị: Q = 1000 tấn, V = triệu USD
Mặt hàng 2002 2003 2004 2005
Q V Q V Q V Q V
Tươi sống 55,4 484 59,3 538 64,3 685 62,9 660 Tươi ướp đá hoặc
đông lạnh 2664,6 10144 2310,0 9668 2379,0 10962 2273,0 9675 Muối khô hoặc
xông khói 37,9 348 36,9 342 38,7 371 38,0 327 Chế biến sản xuất
hoặc bảo quản 369,6 2284 355,3 2170 413,4 2836 400,9 2429 Sản phẩm hải sản
khác 693,5 823 563,9 792 589,6 931 10,4 4751
Tổng cộng 3820,9 14083 3325,3 13510 3485,0 15785 3342,6 13963
Nguồn: Infofish Trade New, No.14/2004, No.3/2005 & N0.3/2006
Việt Nam là một trong 15 nước xuất khẩu thuỷ sản chính vào thị trường Nhật Bản và chiếm 4,65% thị phần.
Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong 3 thập kỷ qua có xu hướng tăng, tuy nhiên về khối lượng bị giảm nhẹ vào giai đoạn 1998 - 2000.
Bảng 3.4: Các mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản 2000-2005
Đơn vị: 1000 USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tôm ĐL 291.035 289.606 345.394 388.541 521.427 517.831 Cá ĐL (trừ cá ngừ) 26.348 25.330 33.575 43.288 50.527 53.621 Mực ĐL 41.958 46.368 46.438 35.534 46.173 50.573 Bạch tuộc ĐL 12.046 14.667 18.228 20.421 29.295 27.247 Mực khô 15.369 13.198 17.326 10.766 20.255 17.225 Cá khô 2.537 2.304 3.526 1.609 4.315 7.537 Ruốc khô 2.893 2.520 2.389 2.005 2.582 1.865 Cá ngừ ĐL 11.700 21.258 21.737 10.778 8.630 13.027 Mặt hàng khác 65.587 50.650 48.846 69.896 88.991 111.842 Tổng cộng 469.473 465.901 537.459 582.838 772.195 785.876
Nguồn: Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản.
Đây là thị trường tiêu thụ thuỷ sản mạnh nhất thế giới. Với dân số tính đến 1/2001 là 217 triệu người. Kim ngạch nhập khẩu hằng năm cao nhất thế giới năm 2000 là 15,107 tỷ USD, tiêu thụ bình quân thời 1995 -2000 70Kg/người /năm. Hằng năm người Nhật tiêu thụ một lượng sản phẩm thuỷ sản rất lớn, trên 8 triệu tấn, vào thập niên 80 -90 tổng sản lượng thuỷ sản luôn đạt 10 -11triệu tấn năm, Nhật bản phải nhập khẩu hằng năm khoảng 3 triệu tấn thuỷ sản với giá trị khoảng 10 tỷ USD để đảm bảo cho người Nhật sử dụng trung bình 72Kg thuỷ sản /năm/người. Trong những năm gần đây nguồn lợi thuỷ sản của Nhật cạn kiệt. Sản lượng khai thác sụt giảm, cứ mỗi năm sụt
giảm nữa triệu tấn.Từ 11 triệu tấn năm 1989 tới năm 2000 chỉ còn có 6,7 triệu tấn (mất đi 4,3 triệu tấn), bắt buộc Nhật phải tăng cường nhập nhẩu thuỷ sản.
Hiện nay, nền kinh tế Nhật đang phục hồi nhanh, giá trị đồng Yên ổn định hơn là những dấu hiệu tốt cho việc nhập khẩu thuỷ sản phục hồi trở lại.Nhưng người tiêu dùng Nhật hiện nay có xu hướng tiết kiệm, hạn chế mua các thuỷ sản cao cấp, quan tâm hơn về các mặt hàng có giá trị trung bình.Vì vậy các nước xuất khẩu cũng nhanh chóng thay đổi cơ cấu các mặt hàng khi xuất sang thị trường Nhật. Tôm đông, cá ngừ tươi, mực, bạch tuộc sẽ tiếp tục là các mặt hàng có nhu cầu lớn ở Nhật, nhưng các sản phẩm cá biển cũng rất quan trọng cần được quan tâm hơn, đặc biệt là cá philê và cá đông các loại.
+ Thị trường Mỹ:
Nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ: Khối lượng và giá trị từ năm 1997 với 5,2 tỷ USD lên 10.121,662 triệu USD năm 2003 cho thấy nhu cầu cần thiết nhập khẩu thủy sản của nước này.
Bảng 3.5: Giá trị thương mại thủy sản của Hoa Kỳ
Năm Nhập khẩu Xuất khẩu
2001 10.457.251 3.055.281 2002 10.160.160 3.317.600 2002 10.160.160 3.317.600 2003 10.121.662 3.120.651 2004 11.195.475 3.268.487
Nguồn: Thống kê nghề cá của FAO.
Trung bình người Mỹ tiêu dùng khoảng 16,3 pound thuỷ sản/người (trong đó 11,4 pound hàng tươi và đông lạnh). Hiện nay, người tiêu dùng Mỹ sử dụng gần 8% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới từ các nguồn đánh bắt, nuôi trồng trong nước và nhập khẩu. Hơn một nửa lượng thuỷ sản tiêu dùng ở Hoa Kỳ có nguồn gốc từ nhập khẩu. Khoảng 1000 cơ sở chế biến trên toàn nước Hoa Kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Theo công bố của Hoa Kỳ, năm 2001 tổng giá trị nhập khẩu đạt 10,45 tỷ, chiếm 17,4% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới, năm 2002 là 10,16 tỷ USD, năm 2003 là 10,12
tỷ USD. Đến năm 2004, giá trị nhập khẩu đã tăng lên gần 11,2 tỷ USD trong đó nhập khẩu tôm chiếm 34% tổng giá trị nhập khẩu.
* Mặt hàng nhập khẩu: Tôm, cá hồi, cá ngừ, cá rô phi.
Người tiêu dùng ở Hoa Kỳ thuộc nhiều nguồn gốc và tầng lớp, rất phân biệt về văn hoá và thu nhập nên các sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ ở Hoa Kỳ cũng rất đa dạng (thể hiện trong biểu đồ 2 dưới đây) cả về chất lượng cũng như số lượng, có phần dễ tính hơn, không quá khắt khe như châu Âu và Nhật Bản. Hoa Kỳ nhập hơn 100 mặt hàng thuỷ sản các loại từ cao cấp nhất đến thấp nhất, với đủ loại giá cả khác nhau.
* Thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ:
Sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển nhảy vọt. Hiệp định đã tác động rất lớn tới việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam.
Bảng 3.6: Mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ
năm 2000-2004
Đơn vị: Nghìn USD
Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004
Tôm nước lợ 185,12 308,70 368,62 468,93 277,45 Cá sống 175 216 201 271 357 Cá sấy khô, ướp muối, hun
khói 374 596 722 1,005 3,549 Hải sản thâm mềm, nhuyễn
thể 8,17 6,16 5,82 7,44 6,18 Cá đông lạnh (không bao
gồm cá filê hoặc cá thịt khác) 6,80 10,22 9,23 10,70 14,71 Cá tươi (không bao gồm cá
Cá filê và cá thịt khác tươi,
hoặc đông lạnh 32,61 41,72 69,17 56,45 78,36
Nguồn: Số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Năm 2000, cơ cấu thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ có sự điều chỉnh mạnh và Việt Nam đã nắm bắt cơ hội chen chân vào thị trường rộng lớn này. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng đột ngột lên 2,14 lần so với năm 1999 và là mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ. Trong các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, tôm chiếm tỷ trọng chính 74% tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu. Việt Nam vươn lên vị trí thứ tư về giá trị xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ (về khối lượng đứng hàng thứ 7). Cá tra, ba sa philê đông lạnh là mặt hàng độc đáo của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ.
* Thị trường EU
EU là một trong 3 thị trường xuất nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giưói cùng với Nhật Bản và Mỹ. Đặc điểm nổi bật của hoạt động thương mại thuỷ sản của các nước EU là kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản chủ yếu được diễn ra trong nội bộ các nước thành viên của khối(83%). EU chỉ xuất khẩu một tỉ lệ nhỏ sản phẩm sang Nhật Bản, Thụy Sĩ, một phần nhỏ sang Mỹ và một số thị trường khác.
Bảng 3.7: Sản lượng xuất khẩu thủy sản của EU
Đơn vị tính: tấn
Tên nước 1990 1995 2000 2004 2005
EU-25 5.649.497 6.090.914 6.263.969 EU-15 3.474.905 4.709.596 5.320.027 5.659.720 5.819.916
Nguồn: Eurostat.
Bảng 3.8: Giá trị nhập khẩu của EU
Đơn vị tính: triệu ECU/EUR
EU-25 22.645 24,503 24,357 EU-15 12.524 14.791 21.969 22.311 23.818
Nguồn: Eurostat.
Hiện nay, tuy Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới nhưng so với các nước xuất khẩu hàng đầu thì thị phần xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn còn nhỏ. Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng thị phần xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU trong thời gian tới.
Bảng 3.9: Thị phần thuỷ sản Việt Nam so với một số nước trên thị trường EU giai
đoạn 2003-2005 Nước 2003 2004 2005 KNXK Thị phần KNXK Thị phần KNXK Thị phần NaUy 1.815,1 7,23 1.782,1 7,27 1.685,1 6,92 Marốc 420,5 1,67 457,5 1,87 425,8 1,75 Trung Quốc 523,4 2,08 283,1 1,16 402,0 1,65 Thái Lan 196,5 0,78 152,8 0,62 134,0 0,59 Inđônêxia 172,1 0,69 130,0 0,53 179,1 0,74 ấn Độ 266,9 1,06 298,6 1,22 334,4 1,37 Malayxia 79,7 0,32 57,7 0,24 100,7 0,41 Việt Nam 98,1 0,39 71,5 0,29 101,8 0,42 Tổng KN nhập khẩu của EU 25,106 100 24,503 100 24,357 100
Nguồn: Eurostat COMEXT 2005.
+ Thị trường Trung Quốc (kể cả Hồng Kông)
Trung Quốc là thị trường lớn hàng đầu châu á với đặc điểm vừa tiêu thụ vừa tái chế xuất khẩu. Xuất khẩu của Trung Quốc đã vượt qua 3 tỷ USD/Năm, nhưng nhập khẩu tăng rất nhanh và vượt qua 2,5 tỷ USD/năm (2001). Hiện nay dân số: 1,3 tỷ người, tính đến
1/2006. Thu nhập đầu người tăng nhanh nên lượng tiêu thụ thuỷ sản cũng tăng nhanh theo thời gian gần đây.
Hông Kông năm 2002 nhập 2 tỷ USD hàng thuỷ sản, tiêu thụ bình quân, Hông Kông: 57Kg/người/năm. Mặt hàng nhập khẩu chính: Sản phẩm đông lạnh, Bột cá, sản phẩm khô, và các loại giáp xác ướp đá.
Chính sách mở cửa và điều kiện kinh tế phát triển mạnh của Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và nước đạt tốc độ tăng trưởng cao của châu á đời sống của người dân được nâng lên rỏ rệt nên thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng phát triển, trong đó nhu cầu tiêu dùng hải sản của người dân ngày càng tăng, đồng thời nguồn khai thác thuỷ sản trên biển ngày càng cạn kiệt và hạn chế, là những yếu tố chính ảnh hưởng đến nhập khẩu Thuỷ sản của Trung quốc. Trong những năm gần đây nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc ngày càng tăng nhanh.
Hiện nay, Trung Quốc là một nước có thương mại thuỷ sản lớn thứ ba thế giới, là thị trường đông dân nhưng cũng rất dễ tính, là thành viên của WTO nên phải thực hiện thương mại tự do hoá. Đây là cơ hội cho các nhà nhập khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc, bởi thuế suất sẽ giảm đối với hàng thuỷ sản nhập vào nước này, giá hàng nhập khẩu có khả năng cạnh tranh được với hàng thuỷ sản nội địa và hàng nhập khẩu vào Trung Quốc một phần tiêu thụ trong nước còn một phần được chế biến và xuất khẩu ra nước ngoài, theo dự đoán xuất, nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng vọt trong thời gian đến, là thị trường tiềm năng cho các nhà nhập khẩu vào Trung Quốc nếu nhà nhập khẩu nào biết khai thác triệt để mặt yếu của thị trường đông dân và dễ tính trên. Vì thế, xuất khẩu thủy sản Việt Nam hoàn toàn có cơ hội thâm nhập vào thị trường Trung Quốc trong Trung Quốc tới.
Bảng 3.10: Nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc (tấn)
Năm 2002 2003 2004 Cá fillet 10.4029 18.0612 28.1352 Thuỷ sản ướp đá 5873.05 7716 5521.2 Thuỷ sản đông lạnh 523.0315 1067.732 1228774 Thuỷ sản tươi sống 984.4 1503.6 4020 Giáp xác 42.0969 96.5124 130.9164 Nhuyễn thể 126.7484 296.3412 397.92 Cá khô,muối,ngâm nước muối 8.9884 10.5984 7.2348
Trứng cá và cá đã chế biến 869.4 1108.8 1797.6 Giáp xác và nhuyễn thể đã chế biến 816.5 2078.4 3943.2 Tổng nhập Khẩu 9254.618 13896.05 1244620
Nguồn: Cục hải quan Trung Quốc.