Nâng cao tính cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu của Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 73 - 75)

- Công ăn việc làm cho người lao động:

3.2.3.Nâng cao tính cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu của Đà Nẵng

Chất lượng và giá cả là hai yếu tố quan trọng nhất để tiếp tục duy trì được tốc độ xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu của Thành phố. Để giải quyết được vấn đề đó trong thời gian tới cần phải tập trung các vấn đề sau:

Về chất lượng: Bộ Thuỷ sản bắt buộc các doanh nghiệp XKTS phải đạt được tiêu chuẩn HACCP, khuyến khích xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000. Đa số các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng đều đòi hỏi đạt được tiêu chuẩn HACCP, nó giống như giấy thông hành bắt buộc khi muốn đưa hàng thuỷ sản vào thị trường đó. Ngoài ra với hệ thống tiêu chuẩn HACCP sẽ cho phép các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản thường xuyên ngăn ngừa và xử lý kịp thời những mối nguy đáng kể xâm nhập vào sản phẩm, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu cuối cùng.Tuy nhiên khi đã xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn HACCP được rồi thì doanh nghiệp cần phải tiến tới xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000 bởi trong ISO 9000 không chỉ quan tâm đến việc kiểm soát quá trình chế biến thuỷ sản, mà còn quan tâm đến cả cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đến nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.

Nâng cao tỷ trọng hàng thuỷ sản chế biến: Hàng thuỷ sản khi đưa ra thị trường nếu tăng hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao chẵng những thu được nhiều ngoại tệ hơn, mà còn bảo quản hàng chất lượng tốt hơn, và có cơ hội nhiều hơn để xâm nhập thị trường lớn có tiềm năng.

Hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Dựa trên hệ thống các văn bản pháp qui và pháp chế kỹ thuật có liên quan đến quản lý chất lượng trong ngành thuỷ sản của Bộ và Nhà nước. Thành phố có những văn bản cụ thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng.

Về Giá cả: Có nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là sự tranh giành nguyên liệu đầu vào của các nhà máy sản xuất chế biến do không đủ nguyên liệu cho công suất thiết kế của các nhà máy, dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào cao và chất lượng hàng không tưong xứng với giá cả. Để hạn chế sự tranh mua, tranh bán của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trên địa bàn Thành phố thì cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Giảm tổn thất trong khâu thu hoạch (đánh bắt và nuôi trồng).Những nguyên nhân dẫn đến tổn thất là do việc đánh bắt ở nhiều nơi không khoa học, phương tiện bảo quản thuỷ sản phục vụ đánh bắt xa bờ kém, dẫn đến thuỷ sản hư thối phải loại bỏ, tận dụng phế liệu thuỷ sản chưa tốt... tất cả những nguyên nhân dẫn đến giá thành đánh bắt thuỷ sản cao. Muốn giảm tổn thất trong khâu thu hoạch cần đầu tư đồng bộ: Đánh bắt, hậu cần cho đánh bắt, chế biến, bảo quản thuỷ sản đánh bắt xa bờ. Khuyến khích và phổ biến công nghệ tận dụng các phế phẩm từ thuỷ sản để làm nước mắm, thức ăn gia súc, phân bón... nhờ đó mà giảm giá thành sản phẩm. Thành phố phải thể chế hoá bằng luật nghiêm cấm đánh bắt thuỷ sản gây thiệt hại cho môi trường. Ban hành, triển khai áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu nhằm bảo đảm vệ sinh và an toàn chất lượng cho nguyên liệu thuỷ sản trong quá trình mua bán trên thị trường, tăng cường công tác khuyến ngư, cung cấp kiến thức và hỗ trợ trong đầu tư công nghệ, biên pháp bảo quản nguyên liệu.

Tổ chức hậu cần cho công tác đánh bắt xa bờ.Tăng cường hệ thống bảo quản thuỷ sản ngay trên tàu, xây dựng các trung tâm công nghệ chế biến hiện đại gần hệ thống chợ cá tại các cảng của Thành phố.

Tổ chức các trại giống tốt để hỗ trợ cho các trại nuôi, tránh trường hợp khan hiếm giống để đẩy giá lên hoặc giống xấu làm ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có hiện tượng phổ biến là thiếu vốn nên Thành phố phải có hướng thành lập các trung tâm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh hải sản.

Nâng cao năng suất đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, hiện nay việc đánh bắt và nuôi trồng phần đông kỹ thuật còn lạc hậu, áp dụng phương pháp quảng canh là chủ yếu làm cho năng suất ảnh hưởng đến giá thành xuất khẩu.Việc công nghiệp hoá sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản, áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ góp phần nâng cao năng suất và giảm thiểu rủi ro do môi trường thời tiết, khí hậu thay đổi, giảm chi phí sản xuất kinh doanh thuỷ sản.

Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong khâu kiểm tra, kiểm soát thuỷ sản xuất khẩu dẫn đến giảm được chi phí kinh doanh xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 73 - 75)