0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thành công và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DOC (Trang 54 -56 )

- Công ăn việc làm cho người lao động:

2.2.1. Thành công và bài học kinh nghiệm

Qua thực tiễn xuất khẩu thuỷ sản tại Thành phố Đà Nẵng, có thể thấy được những thành công của ngành thuỷ sản Thành phố như sau:

Nhận thức được tầm quan trọng công tác xuất khẩu trong đó xuất khẩu thuỷ sản là một trong những vai trò chủ lực, đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được tham gia đầu tư và phát triển ngành, sớm định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Qui hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Tăng cường hướng dẫn ngư dân ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất, sử dụng thức ăn công nghiệp để tăng chất lượng và rút ngắn thời gian nuôi, tạo ra nguyên liệu sạch, hạn chế tác động nuôi trồng và phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, từng bước áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật nuôi các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.

Tư vấn, đầu tư cho các doanh nghiệp về thiết bị công nghệ và cải tiến những thiết bị sẵn có, nhằm nâng cao năng xuất chế biến, nâng dần cấp độ hàng xuất khẩu từ sơ chế sang tinh chế, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP...) đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá thuỷ sản để có cơ hội xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng. khai thác các thị trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu thẳng hàng hoá thuỷ sản tươi sống nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho ngư dân.

Đóng góp vào ngân sách nhà nước góp phần đẩy mạnh các ngành kinh tế và dịch vụ khác phát triển, đồng thời góp phần đáng kể vào việc hoàn thành cơ bản các mục tiêu kinh

tế xã hội của Thành phố, tạo nhiều việc làm, kích thích GDP tăng trưởng ổn định và góp phần hoàn thiện một số chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước.

Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, không chỉ ở thị trường Châu á mà đã xâm nhập được vào các thị trường lớn như: EU, Mỹ, Trung Quốc,...Trong thời gian chuẩn bị gia nhập WTO các doanh nghiệp đã có cơ hội và thời gian học hỏi kinh nghiệm về giao dịch, thương mại, luật quốc tế, như vậy sẽ hạn chế được những sai sót trong kinh doanh trên thương trường quốc tế khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2006.

Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn:

+ Lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng cần dựa vào chủ trương chính sách của Nhà nước sớm đơn giản hoá các hệ thống văn bản pháp lý có liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản đồng thời sớm ban hành những chủ trương chính sách ưu tiên và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản.

+ Nội lực và tiềm năng về con người rất quan trọng. Thành phố đưa ra những chủ trương chính sách đổi mới nhằm kích thích, khơi dậy tính sáng tạo, thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển và tăng thu nhập cho dân cư, tích luỹ sản xuất, nâng cao chất lượng và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.

Thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp mở lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, trình độ tay nghề cho người lao động và mở cửa đón các nhà khoa học... về với Thành phố.

Cần khuyến khích và huy động nguồn vốn từ trong dân và đội ngũ Việt Kiều, đồng thời đây là cầu nối với các doanh nghiệp nước ngoài sớm tham gia đầu tư và mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường.

+ Về phía doanh nghiệp cần tham gia nhiều các chương trình xúc tiến thương mại, quảng cáo sản phẩm, đăng ký thương hiệu. giữ gìn và bảo vệ uy tín coi trọng chất lượng sản phẩm.

+ Nguồn nguyên liệu thuỷ sản ngày càng cạn kiệt nên Thành phố phải có chính sách quản lý nghiêm cấm không cho đánh bắt bừa bãi và có chương trình hỗ trợ cho ngư dân sớm đầu tư mới các công nghệ đánh bắt xa bờ, bên cạnh đó hướng dẫn cho ngư dân phương pháp

kỹ thuật quản lý nguyên liệu một cách đồng bộ từ bảo quản sau thu hoạch vận chuyển, chế biến, tiêu thụ.

Thành phố cần đề nghị cấp trên quan tâm và có chương trình trợ cấp, trợ giá, lập quĩ hỗ trợ và thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DOC (Trang 54 -56 )

×