Cải tiến, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 87 - 88)

- Công ăn việc làm cho người lao động:

3.3.5.Cải tiến, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến

Hiện nay, để mở rộng ra thị trườngthế giới, đòi hỏi chất lượng sản phẩm thuỷ sản của Đà Nẵng phải áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng được yêu cầu qui định của HACCP.

Xuất phát từ những lý do trên, vấn đề thay đổi thiết bị công nghệ, đầu tư mới và thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã được đặt ra. Đó là vấn đề cấp bách và bức xúc để đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, để tăng thị phần doanh số, uy tín trên thị trường trọng điểm cũng như trên thị trường thế giới.

Khi sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, hiệu quả giảm buộc một số doanh nghiệp phải mạnh dạn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ và kết quả khá khả quan. Vì vậy, trong thời gian tới việc đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản tại Đà Nẵng là tất yếu và rất cần thiết.

Để việc đầu tư được tiến hành thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi cần phải tuyển chọn và ứng dụng những công nghệ khai thác, nuôi trồng, chế biến tiên tiến phù hợp với điều kiện trong nước. Cần chú trọng phát triển các công nghệ sản xuất giống chất lượng tốt với các loài có giá trị kinh tế cao, công nghệ khai thác, đánh bắt Thuỷ sản xa bờ. Nhà nước cần sớm ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu các công nghệ hiện đại, bí quyết công nghệ, thuê chuyên gia giỏi của nước ngoài và tăng

đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, phát triển các mặt hàng mới. Một vấn đề cần được chú trọng là củng cố mở rộng hệ thống khuyến ngư tới huyện, xã nghề cá, phải đặt hệ thống này trong mối liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu, các trường đại học nhằm chuyển giao trực tiếp công nghệ mới huấn luyện kỹ thuật cho người lao động nghề cá.

Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong đánh bắt, nuôi trồng, sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ so với các nước tiên tiến trong khu vực. Đi tắt đón đầu về công nghệ đối với những ngành mũi nhọn như ngành thuỷ sản là lựa chọn những các công nghệ thích hợp không gây ô nhiểm và khai thác được lợi thế về lao động. Chú trọng nhập khẩu những công nghệ mới, hiện đại, phù hợp với Việt Nam, tăng cường, cải tiến từng bộ phận, tiến tới tạo ra những công nghệ đặc thù Việt Nam.Hiện đại hoá công nghệ trong quản lý để giảm những chi phí không đáng có sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác nguồn nguyên liệu thuỷ sản tự nhiên và nguồn nguyên liệu nuôi trồng để tạo ra sản phẩm nhằm đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống xã hội trong nước và xuất khẩu.

Thay đổi công nghệ mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất các đối tượng sản phẩm có thị trường tiềm năng, hoàn thiện qui trình sản xuất giống và nuôi các đối tượng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao xuất khẩu được.

Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ đánh bắt và bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị hải sản đánh bắt.

Nghiên cứu các công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, có thể bán trong các siêu thị như: các sản phẩm giả cua, giả tôm từ surimi, sushi, sashimi, tôm cá bao bột, cá cắt thỏi, xiên que, cá tẩm gia vị, tôm PTO, seafood mix, thực phẩm phối chế...,

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý và bảo quản cá ngừ đại dương, lưu giữ và vận chuyển tươi sống, tôm biển, cá biển và các đối tượng có giá trị kinh tế khác.

ứng dụng công nghệ bao gói mới, sử dụng mã vạch trong bao gói sản phẩm thuỷ sản.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 87 - 88)