Phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao ở các khâu sản xuất, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 91 - 92)

- Công ăn việc làm cho người lao động:

3.3.8. Phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao ở các khâu sản xuất, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu

chế biến, xuất khẩu

Hiện nay về lực lượng lao động của các doanh nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản vừa thừa và cũng vừa thiếu, thiếu là thiếu những kỹ thuật giỏi có tay nghề cao trong nuôi trồng, thiếu thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên có tay nghề cao để giải quyết mọi vấn đề khi sự cố xảy ra trong những chuyến đánh bắt thuỷ sản xa bờ, dài ngày, trong khi đó số lực lượng tay nghề thấp, những người học việc có trình độ học vấn hạn chế thì nhiều. Vì vậy để nâng cao trình độ người lao động trong ngành nuôi, đánh bắt hải sản, tại Đà Nẵng Cần phải mở nhiều Trung tâm đào tạo dạy nghề, mở rộng hoạt động đào tạo dạy nghề ra các tỉnh lân cận, để thường xuyên bổ sung thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng và đánh bắt hải sản, mở các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn định kỳ giúp cho người lao động luôn nắm bắt được những kỹ năng cơ bản thích nghi với môi trường làm việc, tạo một nguồn nhân lực có tay nghề trong đánh bắt hải sản, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.

Đối với doanh nghiệp phải đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện cho công nhân được đào tạo và đào tạo lại, để hoàn thiện kiến thức gĩưa lý thuyết và thực hành đồng thời doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên thực tập tại cơ sở.Trong quá trình sinh viên thực tập doanh nghiệp có thể tuyển dụng lao động, nguồn này doanh nghiệp không mất thời gian và kinh phí đào tạo.

Đối với Nhà nước nói chung Đà Nẵng nói riêng phải ưu tiên có những chính sách đào tạo cho con em ngư dân cũng tương tự như đồng bào các dân tộc thiểu số về cả văn hoá và tay nghề để xây dựng nên một lực lượng lao động có trình độ đảm nhận được nhiệm vụ như: đánh bắt xa bờ, cũng như tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động nghề

cá. Tăng cường hoạt động khuyến ngư, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm, các mô hình nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt hải sản có hiệu quả kinh tế cao. Dần dần tiến tới tiêu chuẩn hoá lực lượng lao động chuyên nghiệp trong nghề cá ở các lĩnh vực cơ bản, nuôi, đánh bắt và chế biến.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý:

Có trình độ khoa học công nghệ, có kiến thức về xã hội và bảo vệ môi trường liên quan đến ngành nhằm bảo đảm phát triển bền vững.Và đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát trong công tác khai thác, bảo vệ nguồn lợi; vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản.

Riêng Thành phố Đà Nẵng phải mở rộng cửa, có nhiều chính sách hấp dẫn về nhiều lĩnh vực tạo mọi điều kiện rất thuận lợi, khuyến khích nhằm thu hút nhân tài, cán bộ khoa học kỹ thuật, Cán bộ quản lý tập trung lại cùng với Lãnh đạo và nhân dân Thành phố quyết tâm đưa ngành thuỷ sản nói riêng và Thành phố nói chung cùng cả nước hoà nhập vào xu thế chung toàn cầu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)