0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nâng cao hiệu quả xuất khẩu, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến thuỷ sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DOC (Trang 71 -73 )

- Công ăn việc làm cho người lao động:

3.2.2. Nâng cao hiệu quả xuất khẩu, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến thuỷ sản

20.000 - 25.000 tấn/năm.

Song song với nguồn hải sản biển, Miền Trung rộ lên phong trào nuôi tôm Sú phát triển rất nhanh và rầm rộ cả về diện tích và sản lượng. Với trình độ, công nghệ nuôi năng suất cao hơn nhiều so với các khu vực khác trong cả nước những năm tới thuỷ sản Miền Trung trong đó có Đà Nẵng sẽ phát triển mạnh hơn nữa. Do đó, Miền trung và đặc biệt là TP Đà Nẵng sẽ là khu vực cung cấp nguồn nguyên liệu tôm sú dồi dào cho chế biến xuất khẩu.

Nguồn nguyên liệu từ nước ngoài:

Trong khu vực châu á có rất nhiều quốc gia có thềm lục địa là biển vì vậy hệ động thực vật biển rất đa dạng và phong phú. Là khu vực có nguồn nguyên liệu xuất khẩu lớn, từ nguyên liệu thô cho các nước xuất khẩu có công nghệ chế biến phát triển cho đến những nguyên liệu đã được chế biến tinh. Do đó Ngành thuỷ sản Đà Nẵng cần nghiên cứu nhập khẩu những nguyên liệu gì ở nước nào sao cho có hiệu quả như nhập tôm sú ấn độ, Băngladet, Indonesia, hay bạch tuộc từ Myanma, Malaysia...để phục vụ chế biến xuất khẩu, khắc phục tính thời vụ trong khai thác tự nhiên như hiện nay ở nước ta.

Từ nguồn nguyên liệu không ổn định do nhiều nguyên nhân dẫn đến sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn không đủ đáp ứng cho các nhà máy chế biến xuất khẩu hoạt động, Thành phố đã đưa ra phương hướng trên để hạn chế tình trạng nhà máy không có nguyên liệu.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả xuất khẩu, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến thuỷ sản thuỷ sản

Nét nỗi bật về thị trường trong những năm qua chủ động mở rộng theo hướng đa phương hoá quan hệ kinh tế, tích cực thâm nhập các thị trường truyền thống và phát triển

thị trường mới. Đây là yếu tố quan trọng đặc biệt trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng và ổn định trong thời gian lâu dài.

Xuất khẩu của Đà Nẵng chủ yếu hướng vào các thị trường có sức nhập khẩu lớn: Nhật Bản, EU, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan...và đã có sự chuyển dịch từ EU sang Đông bắc á và Hoa kỳ.

Xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại thế giới sẽ tạo điều kiện thị trường thuỷ sản ngày càng mở rộng hơn vì thế cung sẽ không đáp ứng đủ cho cầu, và nhu cầu về sản phẩm có giá trị gia tăng ngày càng phát triển đặc biệt là những hàng tươi sống và thực phẩm thuỷ sản ăn liền nhưng phải đảm bảo hương vị và an toàn về vệ sinh.

Xuất khẩu Đà Nẵng phải tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của mình về lao động, nguồn lợi thuỷ sản, vị trí địa lý, sự quan tâm đầu tư của Nhà nứơc và Chính sách của Thành phố, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm trong nước và Quốc tế trong quá trình quan hệ và phát triển.

Xuất khẩu thuỷ sản là kết quả cuối cùng của quá trình khai thác, nuôi trồng, chế biến vì vậy nó phải gắn liền với nguồn nguyên liệu, công nghệ, kỹ thuật, và trang thiết bị nhập từ nước ngoài, nhằm mục tiêu tăng giá trị gia tăng và hiệu quả của xuất khẩu. ý thức điều này Thành phố phải tranh thủ và có giải pháp tích cực để thu hút vốn đầu tư từ trong nước và nước ngoài vào chương trình phát triển ngành thuỷ sản Thành phố đồng thời nâng cao chất lượng của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu và từng bước đưa trình độ của lực lượng sản xuất thuỷ sản Đà Nẵng ngang với khu vực.

Xuất khẩu thuỷ sản vẫn là mũi nhọn kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế, là nguồn ngoại tệ mạnh của Thành phố. Xác định mục tiêu phấn đấu để nâng cao công tác xuất khẩu thuỷ sản, Thành phố tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản tích cực xuất khẩu và có chính sách thông thoáng của Thành phố nhằm thu hút vốn và công nghệ mới, hiện đại vào các khu công nghiệp nhằm mục đích đổi mới công nghệ kỹ thuật một cách đồng bộ với các bước đi thích hợp trong hệ thống sản xuất liên hoàn, từ tạo nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu nhanh chóng. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong sản xuất nguyên liệu và trong chế biến theo hướng tăng tỷ trọng giá trị gia tăng trong sản phẩm, giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô, nghiên cứu phát huy sáng tạo phát triển những sản phẩm mới. Bên

cạnh đó đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý,và các nhà khoa học được đào tạo và bồi đưỡng nâng cao trình độ kiến thức về lao động để kịp thời đáp ứng được với nhu cầu hội nhập.

Thành phố tập trung đầu tư hiện đại hoá công nghệ bảo quản sau thu hoạch và trong quá trình tiếp nhận,vận chuyển nguyên liệu, chế biến.Và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn chất lượng ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất thuỷ sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP.

Đổi mới công tác thông tin tiếp thị quảng cáo, khai thác triệt để công nghệ thông tin hỗ trợ tuyệt đối thông tin cho các hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Phát triển mạnh các mặt hàng tuơi sống, cá đông lạnh, những mặt hàng thuỷ sản thế mạnh, có giá trị gia tăng cao, các sản phẩm ăn liền đóng gói nhỏ của Thành phố.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DOC (Trang 71 -73 )

×