0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Chủng loại hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu ở Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DOC (Trang 44 -45 )

* Sản phẩm tôm:

Trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, tôm ngày càng trở thành sản phẩm chủ lực. Do nhu cầu ngày càng tăng nhưng sản lượng đánh bắt ngày càng ít đi, chính vì vậy tôm nuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Đà Nẵng. Năm 1998 sản lượng sản phẩm tôm xuất khẩu chiếm tỷ trọng 16,5% sản lượng, chiếm 35,8% giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Đến năm 2005, giá tôm giảm mạnh nhưng sản lượng tôm xuất khẩu trong năm vẫn tăng, đạt 3.275 tấn với giá trị 27,462 triệu USD, chiếm tỷ trọng 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố.

Bảng 2.8: Cơ cấu sản lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu TP Đà Nẵng

Đơn vị tính: Tấn Mặt hàng 2003 2004 2005 SL % SL % SL % Tổng s.lượng 10.600 100 13.600 100 19.000 100 Tôm Đ.Lạnh 2.300 40 3.000 45,5 4.400 50,1 Nhuyển thểĐ.L 2.250 21,3 2.700 18,6 3.500 17,1 Cá Đ.LCác loại 3.650 18,7 4.000 15,3 5.200 14,1 H.khô các loại 950 12,8 1.500 10,2 2.000 9,1 s.p phối chế (Surimi) 600 3,1 900 3,4 1.200 3,4 Thuỷ sản khác 950 4,1 1.500 5,1 2.000 5,2

Giá trị xuất khẩu thuỷ sản thành phố Đà Nẵng (ĐVT: triệu USD)

2003 2004 2005 Tổng GTXK 39 48 66 Tôm Đ.L 15,6 18 25 Nhuyển thểĐ.L 8,3 11 15 CáĐ.L các loại 7,3 8 10,4 H.khô các loại 5 6 8 s.p phối chế (Surimi) 1,2 2 3 Thuỷ sản khác 1,6 3 4,6

Nguồn: Sở Thuỷ sản Nông - Lâm Đà Nẵng-2005. * Sản phẩm cá:

Cá đông lạnh tuy có tăng về sản lượng nhưng tỷ trọng giá trị xuất khẩu của cá trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Thành phố có chiều hướng giảm dần từ 18,7% năm 2003 xuống còn 14,1% năm 2005.

* Nhuyễn thể:

Sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt là thị trường Eu mặt hàng này có nhiều tiềm năng phát triển nhưng nguồn nguyên liệu hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, nên mức tăng trưởng không cao. Nếu Nhà nước có chính sách quản lý chặt chẽ hạn chế được đánh bắt bừa bãi thì khả năng nhuyễn thể không bị cạn kiệt và phát triển mạnh.

* Sản phẩm hàng khô:

Mặt hàng khô là thế mạnh của Thành phố như: Cá Bò khô tẩm gia vị các loại, ruốc khô, mực khô, mực xà... ngày càng được nâng cao trong tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản, sự tăng nhanh về sản lượng và giá trị do hàm lượng công nghệ của sản phẩm được thay đổi theo qui trình hiện đại.Mặt hàng ăn liền, mặt hàng giá trị gia tăng, hàng IQF tăng trưởng cả về giá trị và số lượng lẫn chủng loại. Cơ cấu sản phẩm ngày càng cải thiện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường (vừa tươi sống,an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn liền và tiện lợi)phù hợp với thị trường thế giới nhất là hai thị trường EU và Mỹ.

Qua tổng kết tình hình XKTS của các doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp nào quan tâm đầu tư đúng mức về thiết bị và đi dúng qui trình từ khâu thu mua nguyên liệu, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là qui trình HACCP, tiến dần đến ISO 9000, đều có sản lượng và giá trị xuất khẩu tăng nhanh, thị trường được mở rộng và thị phần được nâng lên.Cụ thể như Công Ty Thuỷ sản Thương Mại Thuận Phước, Xí nghiệp chế biến thuỷ dặc sản số 10,Công Ty chế biến xuất khẩu thuỷ sản Thọ Quang thuộc Seaprodex Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DOC (Trang 44 -45 )

×