Tạo mối liên kết sản xuất chế biến xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 68 - 71)

- Công ăn việc làm cho người lao động:

3.2.1.Tạo mối liên kết sản xuất chế biến xuất khẩu

Gắn chế biến với sản xuất nguyên liệu, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất với qui mô lớn phục vụ cho nhiệm vụ xuất khẩu, trong đó phải liên tục cải tiến chất lượng, giảm giá thành trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh nhóm sản phẩm chủ lực, giữ vững và phát triển thị trường của các khu vực chính trên thế giới: Nhật, Mỹ, EU, châu á...Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cho Thành phố đạt 100 triệu USD năm 2005 và 200 triệu USD vào năm 2010, giá trị thuỷ sản tinh chế đạt 22 triệu USD vào năm 2005 và 90 triệu USD vào năm 2010 tăng hiệu quả và tích luỹ để tái sản xuất mở rộng [28, tr.6].

Bảng 3.11: Các chỉ tiêu cần đạt được của TP Đà Nẵng

STT Chỉ tiêu chính ĐVT 2005 2010

01 Tốc độ tăng trưởng % năm 19 20 02 Giá trị kim ngạch XKTS Triệu USD 100 200 Trong đó địa phương 66 140

03 Giá trị các nhóm sản phẩm chủ lực Triệu USD

Tôm đông lạnh " 55 120 Nhuyễn thể đông lạnh " 14 25 Cá đông lạnh " 10 23 Hàng phối chế và hàng khô " 20 30 Thuỷ sản tươi sống khác " 01 02 04 Giải quyết lao động chế biến Người 7.000 8.000

Nguồn: Chương trình XKTS TPĐN 2001 -2010. + Khai thác thuỷ sản:

Vùng biển rộng lớn, nguồn thuỷ sản đa dạng và phong phú, hơn thế nữa là nguồn thuỷ sản xa bờ. Thành phố có đội tàu được đóng mới, nâng cấp công suất lớn và trạng bị đầy đủ các phương tiện hiện đại. Hằng năm đóng mới từ 20 đến 25 chiếc tàu công suất 90CV trở lên, sản lượng khai thác tăng từ 3000 -4000 tấn/năm. Theo tính toán năm 2006 sản lượng khai thác đạt khoảng 44.000 tấn và năm 2010 sẽ đạt 60.000 tấn, chú trọng đến công tác bảo quản và sơ chế sản phẩm ngay trên biển, bảo quản tốt nguyên liệu, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh.

+ Nuôi trồng thuỷ sản:

Nuôi biển: Khai thác và tận dụng có hiệu quả tiềm năng của mặt nước biển ở vùng

phía nam Bán đảo Sơn Trà và vùng biển đèo Hải Vân để phát triển nuôi cá và kết hợp du lịch sinh thái. Nghiên cứu ứng dụng đầu tư nuôi các thuỷ đặc sản vùng cao triều ven biển... xuất khẩu tại chổ cho khách du lịch trong và ngoài nước với các sản phẩm tươi sống, vừa thu hút khách du lịch vừa tạo nguồn thu ngoại tệ qua dịch vụ xuất khẩu tại chỗ, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho Thành phố. Đưa sản lượng cá biển năm 2006 đạt khoảng 100 tấn và phấn đấu năm 2010 tăng trên 250 tấn.

Nuôi tôm nước lợ: Tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thành các vùng nuôi tôm công nghiệp được Thành phố phê duyệt như: Dự án nuôi tôm công nghiệp Liên Chiểu 106 ha, Dự án nuôi tôm công nghiệp Hoà Quí 150ha, Dự án nuôi tôm công nghiệp Hoà Liên 80 ha, Dự án nuôi tôm công nghiệp Hoà Xuân 100 ha,...Chú trọng đầu tư đồng bộ các thiết bị phục vụ nuôi trồng, làm tốt công tác môi trường, quản lý chất lượng con giống, thức ăn...sẽ đưa năng suất tăng nhanh. Đến năm 2005 diện tích mặt nước nuôi tôm sú là 500 ha, sản

lượng 1.200 tấn và năm 2010 là 800 ha, sản lượng là 2.400 tấn sẽ góp phần bổ sung nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

+ Nuôi thuỷ sản nước ngọt:

Tập trung phát triển nuôi ở những vùng trung du miền núi,vùng trũng dọc các tuyến thuỷ lợi của Hồ Đồng Nghệ, Hoà Trung, Các Hồ đập hiện có, nhằm giải quyết nhu cầu thực phẩm tại chổ, tiến đến sản xuất mang tính hàng hoá qui mô lớn và một số nguyên liệu phục vụ cho công tác xuất khẩu như: cá rô phi đơn tính, cá ba sa, cá tra, cá chim trắng... Diện tích nuôi cá nước ngọt tính đến năm 2005 là 600 ha, sản lượng là 500 tấn và năm 2010 dự kiến là 700 ha, sản lượng 1.000 tấn.

Bảng 3.12: Khả năng cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến

thuỷ sản xuất khẩu của Thành phố Đà Nẵng

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010

I.Sản lượng khai thác Tấn 44.000 60.000 Tôm " 1.300 1.500 Nhuyễn thể " 4.500 5.500 Cá " 37.000 52.000 Hải Sản khác " 1.200 1.000 II.Nuôi trồng Thuỷ Sản Tấn 1.800 3.650 Nuôi biển " 100 250 Tôm sú nước lợ " 1.200 2.400 Nuôi nước ngọt " 500 1.000 Nguồn: Chương trình XKTS TPĐN 2001-2010.

Ngoài sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản tại Thành phố Đà Nẵng với lợi thế về địa lý tự nhiên là trung tâm của khu vực miền Trung. Hiện nay cơ sở hạ tầng trong điều kiện hoàn chỉnh, giao thông rất thuận lợi, đa phương tiện, thông tin hội tụ đủ tất cả các hệ thống thông tin trên toàn quốc và thế giới, trung tâm tài chính của khu vực Miền Trung. Với những ưu điểm đó sẽ có khả năng thu hút được nguồn nguyên liệu thuỷ sản từ các địa phương khác mang về.

Nguồn nguyên liệu từ miền Trung:

Qua số thống kê của Xí nghiệp quản lý và khai thác cảng cá Thuận Phước (Cảng cá thuận Phước của TP Đà Nẵng được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2001) năm 2001 số lượng tàu các tỉnh lân cận đã nhập cảng để bán nguyên liệu cho các chủ vựa của các nhà máy sản xuất chế biến khoảng 5.000 lượt chiếc/năm và 2.500 lượt xe bảo quản lạnh vào cảng để

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 68 - 71)