Thị trường Đông Na má

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 48 - 51)

Thị trường này chủ yếu nhập sản phẩm tươi sống sơ chế hoặc nguyên liệu thô, giá trị trên một đơn vị sản phẩm rất thấp, thị trường này thu hút khá lớn nguồn nguyên liệu có chất lượng sản phẩm không khắt khe, phù hợp với vùng nguyên liệu miền Trung và của Đà Nẵng. Thị trường này mua nguyên liệu thô và chế biến cùng cạnh tranh xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Hiện nay giá trị xuất khẩu vào thị trường này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 1% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Thành phố.

2.1.4.7.Thị trường khác

Các thị trường mà các doanh nghiệp đang chuẩn bị để hướng tới trong tương lai như: Trung Đông, Nga, Đông Âu, và châu Phi... Các sản Phẩm cá nỗi như cá trích, cá nục, cá khô, và một số loài cá đóng hộp rất thuận lợi vào thị trường châu Phi đầy tiềm năng với nhu cầu rất lớn hàng năm khoảng 800.000 tấn, nhưng là thị trường thuỷ sản ít tiền.

Phương thức xuất khẩu thuỷ sản của Đà Nẵng:

Có nhiều hình thức XKTS, các doanh nghiệp tại Đà Nẵng sử dụng các hình thức xuất khẩu như sau:

+ Các doanh nghiệp chủ động sản xuất các sản phẩm tuỳ theo khả năng sản xuất của doanh nghiệp (đòi hỏi phải mạnh về tài chính), sau đó qua giao dịch và chào hàng tuỳ theo

khách hàng nước ngoài yêu cầu số lượng hàng, chủng loại... Hình thức này doanh nghiệp tuy chủ động về mặt tổ chức sản xuất lợi nhuận cao nhưng ngược lại tồn kho lớn.Tại Đà Nẵng những doanh nghiệp sử dụng hình thức này như: Công ty thuỷ sản thương Mại Thuận Phước, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung (đây là những doanh nghiệp nhà nước tồn tại trên 20 năm, đầy đủ kinh nghiệm và bản lĩnh xử lý các tình huống giữa các đối tác kinh tế nước ngoài buôn bán thuỷ sản với Đà Nẵng).

Bên cạnh đó, một số đối tác nước ngoài chủ động qua giao dịch, đàm phám, tiến hành mua hàng và các hợp đồng được ký. Tuy nhiên, với một số kinh nghiệm buôn bán với đối tác nước ngoài đã giúp cho các doanh nghiệp Đà Nẵng luôn chủ động trong giao dịch, buôn bán và giới thiệu sản phẩm hải sản của doanh nghiệp mình.

+ Bán sản phẩm theo hợp đồng gia công:

Hình thức này là các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài với các điều khoản đã ký,và doanh nghiệp tổ chức thu mua nguyên liệu để chế biến hoặc thu gom sản phẩm từ các đơn vị sản xuất chế biến khác cùng sản xuất mặt hàng như doanh nghiệp mình.Sao cho đúng số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng.

Phương thức kinh doanh này thường bị động cho nhà sản xuất do ảnh hưởng của mùa vụ, thời tiết, điều kiện giá cả và thị trường, đồng thời điều kiện đặt hàng lại khắc khe nên chi phí thu mua cao, lợi nhuận không cao. Phương thức này thường các doanh nghiệp nhỏ như: Công ty TNHH Đại Thuận, Hải Vy, Bắc Đẩu, Nhật Hoàng...

+ Bán lại hoặc uỷ thác xuất khẩu:

Hiện nay có một số doanh nghiệp chưa có code vào thị trường EU hoặc vào thị trường Mỹ nên có sự liên kết chào hàng giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ nhau để xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản, đồng thời một số doanh nghiệp nhỏ chưa đủ sức đứng ra đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế hoặc chưa đủ sức để mở rộng xuất khẩu nên phải xuất uỷ thác.

+ Xuất khẩu tại chỗ:

Là hình thức cung cấp hàng cho các đối tượng người nước ngoài đang sinh sống tại Đà Nẵng, cho khách du lịch quốc tế... phương thức này hàng chưa ra khỏi biên giới nhưng ý nghĩa kinh tế nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu tại chổ sẽ giảm được nhiều

chi phí như giao dịch, đóng gói, cước vận chuyển, bảo quản...thời gian thu hồi vốn nhanh và mang hiệu quả cao.

+ Tái xuất khẩu:

Do nhu cầu lượng hàng thuỷ sản lớn các doanh nghiệp không đủ đáp ứng cho thị trường, do thiên tai, hoặc do hiệu quả nhập khẩu hàng thô thuỷ sản của nước ngoài về chế biến hiệu quả hơn hay do chính sách ưu đãi của Nhà nước nên các doanh nghiệp tạm nhập hàng thuỷ sản ở các nước về chế biến lại và xuất khẩu, nhiều lý do để các doanh nghiệp nhập khẩu hàng.

Kết quả hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Đà Nẵng:

Xuất khẩu thuỷ sản đạt được những thành tựu lớn. Tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản thời kỳ 2001-2005 là 454,071 triệu USD, so với tổng giá trị xuất khẩu của toàn Thành phố là: 1.400,432 triệu USD, chiếm tỷ lệ 32,42%, với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm:10,41% [23].

- Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản

Bảng 2.10: Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản qua các năm

của TP Đà Nẵng Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1Tổngkimngạch XKTP 235.326 249.030 260.824 309.824 346.009 2.Kim ngạch XKTS 85.000 87.389 88.639 93.100 99.943 - Doanh ngiệp TW 46.460 46.121 44.270 43.459 44.963 - Doanh ngiệp ĐP 31.750 34.170 34.170 42.520 47.460 -Doanh ngiệp VĐTNN 5.640 6.768 6.869 7.120 7.520 Tỷ trọng XKTS

trong cơ cấu KNXH thành phố

Nguồn: Sở Thuỷ sản Nông - Lâm Đà Nẵng-2005.

Qua bảng 2.10 trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm giá trị năm sau cao hơn năm trước.Tuy nhiên về tỷ trọng thì có phần giảm, do Thành phố đang mở rộng và khuyến khích đầu tư nhiều ngành nghề phát triển và kim ngạch của Thành phố cũng tăng dần đều. Chứng tỏ Đà Nẵng đầu tư đúng hướng và đang phát huy tốt vai trò xuất khẩu. Sự giảm dần tỷ trọng Thuỷ sản tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhiều khu vực đã phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ phục vụ cho xuất khẩu thu hút nhiều lao động như dệt may, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ... Có thể nói, hoạt động xuất khẩu đang được coi là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Thuỷ sản luôn chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu của Thành phố và một trong những mũi nhọn chủ lực đóng một vai trò quan trọng của nguồn thu ngoại tệ rất lớn và tạo công ăn việc làm cho ngưòi lao động đồng thời góp phần thay đổi trang thiết bị công nghệ cho Ngành hải sản trên địa bàn Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)