Nâng cao nghiệp vụ, khả năng của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 88 - 90)

- Công ăn việc làm cho người lao động:

3.3.6.Nâng cao nghiệp vụ, khả năng của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản

Đối với một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố chưa chủ động xây dựng một chiến lược đào tạo bồi dưỡng con người cho thời kỳ công nghiệp hoá mà chỉ chắp vá, thiếu đâu bổ sung đó nên sự bất cập và lúng túng về trình độ xử lý công việc thường xảy ra trong doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp còn rất mơ hồ về kiến thức hội nhập chưa chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng để hội nhập vì vậy sự phối hợp đào tạo giữa các trường học, viện nghiên cứu là rất cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp, cần phải thường xuyên bổ sung thông tin, kiến thức theo những chuyên đề để nâng cao kiến thức mới giúp cho họ trong việc quản lý, xử lý công việc ngày càng tốt hơn.

Về nghiệp vụ ngoại thương trong doanh nghiệp cần phải có tiêu chuẩn ban đầu như sau:

Nói thông viết thạo ngoại ngữ và khả năng Marketing tốt mà doanh nghiệp yêu cầu, hạn chế cuộc đàm phán bị hiểu sai vấn đề vì ngoại ngữ yếu đưa đến kết quả khôn lường, phải có khả năng xử lý tốt những bất ngờ xảy ra do cụ thể tình huống thay đổi

Khả năng nắm bắt thị trường, phải am hiểu, nắm vững những yếu tố ảnh hưởng đến giá cả, tình hình buôn bán thuỷ sản trên thế giới, Khu vực.Các nhà sản xuất cung cấp chính và phụ, hiểu biết về tính năng, chất lượng sản phẩm, cách chế biến,...thông hiểu luật thương mại của hai nước và luật pháp quốc tế.

Về nghiệp vụ: thông hiểu nghiệp vụ xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ hải quan, có kinh nghiệm trong đàm phán, nắm rõ kế hoạch đàm phán, thực trạng công tác chuẩn bị của doanh nghiệp.

Về nghệ thuật: Có sách lược, tư duy nhạy bén có năng lực sáng tạo, sắp xếp tổ chức giỏi, đặc biệt trong giao dịch trực tiếp hoặc đàm phán đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn, chịu đựng được sức ép của khách hàng, vì sự nhượng bộ hoặc thoả thuận thường xuất hiện vào lúc kết thúc quá trình thương lượng đàm phán.

Để làm tốt chức năng này đòi hỏi doanh nghiệp phải trẻ hoá đội ngũ và có chính sách tuyển dụng, đào tạo nhằm bổ sung cho thế hệ lớn tuổi, kết hợp kinh nghiệm của người lớn tuổi với sự linh hoạt của lực lượng trẻ. Lực lượng trẻ hiện nay cần phải có tri thức về chính trị học, kinh tế học, có tính khiêm tốn, giỏi tiếp thu tri thức từ các chuyên gia, có đầu óc cởi mở, hoạt bát biết đặt câu hỏi đúng lúc, thích hợp để thu thập thông tin một cách

chính xác, ngoài ra biết phân tích cử chỉ, thái độ, hành động của đối tác nó sẽ chứa ẩn ý, ngụ ý về tâm lý.

Tóm lại: Để nâng cao năng lực nghiệp vụ của các doanh nghiệp trước tiên các doanh nghiệp phải tự vận động nghiên cứu các chính sách của Nhà nước đã hỗ trợ cho doanh nghiệp, nắm bắt thông tin, đào tạo và tự đào tạo lại cho cán bộ nhằm nâng cao nghiệp vụ để nắm bắt kịp thời các chính sách công tư,và thông tin thị trường, thông tin thế giới... nhằm phục vụ cho lợi ích của doang nghiệp và lợi ích quốc gia.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 88 - 90)