Tạo nguồn nguyên liệu bền vững và gắn kết với các vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 82 - 85)

- Công ăn việc làm cho người lao động:

3.3.2.Tạo nguồn nguyên liệu bền vững và gắn kết với các vùng nguyên liệu

Muốn thúc đẩy XKTS của Ngàng thuỷ sản Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng đòi hỏi phải có giải pháp làm giảm những yếu tố bất ổn ảnh hưởng đến việc tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản. ổn định kinh doanh Xuất khẩu thuỷ sản bao gồm hai vấn đề là tạo lập, phát triển môi trường kinh doanh và ổn định, mở rộng vùng nguyên liệu đầu vào cho hoạt động chế biến xuất khẩu. Điều này được giải quyết thông qua những giải pháp cụ thể sau:

Luật thuỷ sản ra đời tạo hành lan pháp lý cho hoạt động đầu tư thuỷ sản tạo cơ sở thực hiện kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh thuỷ sản và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật có liên quan đến thuỷ sản.

Để nâng cao vai trò xuất khẩu thuỷ sản của Thành phố Đà Nẵng thì Thành phố phải giải quyết khâu nguyên liệu thuỷ sản cho chế biến xuất khẩu một cách bền vững. Để làm tốt vai trò phục vụ cho xuất khẩu cần phải:

Chiến lược con giống thuỷ sản:

Giống là khâu then chốt trong quá trình sản xuất, nuôi trồng.Như theo quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủ Tướng chính Phủ phê duyệt chương trình phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010. Qui hoạch sản xuất giống, lưu thông giống, đảm bảo giống an toàn và sạch bệnh, giá cả phù hợp và tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho người nuôi trồng.

Từng bước công nghiệp hoá các trại giống như: trại giống Non nước... nhằm tạo các giống có giá trị kinh tế cao và lưu trử gien các giống đặc trưng của khu vực, đồng thời đào tạo con người, hỗ trợ cách quản lý giống, hướng dẫn các qui trình nuôi, chọn giống và chuyển giao công nghệ sinh sản cho địa phương.

Bằng nhiều hình thức quan hệ, nghiên cứu, hợp tác liên doanh liên kết với các tỉnh bạn hoặc các nước có công nghệ cao trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực chọn giống, công nghệ sinh học, công nghệ di truyền... và công nghệ xử lý nước thải, phòng dịch trừ bệnh, và công nghệ chuẩn đoán...

Quản lý và phát triển nguồn nguyên liệu thuỷ sản ngày càng bền vững

Đối với nuôi trồng thuỷ sản:

Nuôi trồng thuỷ sản có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản trên địa bàn Đà Nẵng, trên cơ sở tạo nguồn nguyên liệu ổn định và phát triển, chủ động kiểm soát được chất lượng vệ sinh của nguồn nguyên liệu, chủ động lựa chọn các sản phẩm có giá trị cao có nhu cầu lớn, đào thải những sản phẩm kém hiệu quả và cũng là cơ sở làm giảm áp lực về nguyên liệu, góp phần hạn chế được đánh bắt thuỷ sản gần bờ, tạo điều kiện phục hồi nguồn lợi hải sản và giải quyết công ăn việc làm cho các ngư dân vùng ven biển nuôi trồng thuỷ sản.

Thành phố liên kết với các tỉnh lân cận, qui hoạch và đầu tư hỗ trợ kỹ thuật các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, qui mô lớn, công nghệ tiên tiến theo mô hình sinh thái bền vững. Dựa trên tinh thần nghị quyết 09/2000/NQ-CP về chuyển đổi mục đích nông nghiệp không hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản áp dụng khoa học công nghệ cao, công

nghệ mới từng bước được hiện đại hoá,vươn lên trở thành ngành sản xuất có sức cạnh tranh cao, có năng xuất và hiệu quả. Cải tạo sửa chửa lại hệ thống kênh mương thuỷ lợi phục vụ cho nuôi trồng, mở rộng nuôi trồng thuỷ sản những vùng đất khô cằn không hiệu quả cho trồng trọt nông nghiệp và vùng đất và mặt nước còn hoang dã và đất cát ven biển miền Trung, đồng thời xây dựng các mô hình sản xuất hợp tác xã, các câu lạc bộ các tổ chức hợp tác nuôi trồng thuỷ sản...cùng sản xuất, cùng quản lý vùng nuôi,...Sự chuyển đổi này đã tạo nên sự tăng trưởng mạnh về diện tích nuôi và sản lượng tôm sú các tỉnh trong khu vực trong năm năm qua.

Đối với khai thác thuỷ sản:

Các chính sách được ban hành trong thời gian qua đã phát huy tác dụng và tạo cơ sở cho phát triển đánh bắt hải sản xa bờ. Mặc dù có những thiếu sót nhất định trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương đúng đắn này của Chính phủ, song chính sách này đã tạo động lực thúc đẩy sự vươn khơi mạnh mẽ của ngư dân cả nứơc trong đó Đà Nẵng cũng góp phần đáng kể. Nếu chúng ta tiếp tục đầu tư hướng này một cách toàn diện từ việc thẩm định dự án, giám sát việc thực hiện dự án đóng tàu xa bờ, đến đào tạo ngư dân, nghiên cứu dự báo ngư trường, nghiên cứu chuyển giao công nghệ thích hợp công nghệ khai thác và bảo quản sau thu hoạch phù hợp cho ngư dân hoạt động tốt trên biển, đồng thời đưa các trang thiết bị hiện đại vào để hỗ trợ cho ngư dân thì chính sách này trong thời gian tới sẽ chuyển nghề cá nhân dân nhỏ sang thành nghề cá hiện đại, có thể hội nhập được với Khu vực trong thời kỳ hội nhập.

Chủ trương đầu tư phát triển và mở rộng một số cảng cá lớn tại các tụ điểm nghề cá trong vùng trọng điểm như Thuận Phước (Bằng vốn ODA), khu liên hợp cảng cá, dịch vụ hậu cần, âu thuyền trú bão, khu công nghiệp Thọ Quang đã phục vụ tốt cho nghề cá trong vùng. Các cảng này đã thu hút nhiều tàu cá về cảng kể cả tàu của Đà Nẵng lẫn với các tỉnh lân cận. Lượng thuỷ sản qua cảng (thuận Phước), được đảm bảo vệ sinh từ khâu bốc dỡ, xử lý phân loại, bảo quản,...

Phát huy vai trò của các chủ nậu vựa trong việc cung ứng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Đây là lực lượng thuộc thành phần kinh tế tư nhân, họ đã đóng góp một phần không nhỏ vào vai trò cung ứng nguyên liệu các nhà máy ở Đà Nẵng và cấp tín dụng cho ngư dân trong việc thực hiện dịch vụ hậu cần nghề cá vì nghề cá Việt Nam nói chung Đà

Nẵng nói riêng có đặc thù mang nặng tính phân tán qui mô nhỏ thiếu vốn đầu tư như hiện nay, sự tồn tại của lực lượng này là một yêu cầu mang tính khách quan. Tuy nhiên là lực lượng kinh tế này mang tính tự phát nên phát sinh ra một số hạn chế như: không đảm bảo chất lượng nguyên liệu, trong việc thoả thuận giá cả bán buôn... Để phát huy vai trò chủ nậu trong hệ thống dịch vụ cung ứng nguyên liệu thuỷ sản Cần phải:

Tiến hành ký kết các hợp đồng thu mua nguyên liệu dài hạn giữa các nhà máy và chủ nậu trong đó hợp đồng phải ghi rỏ trách nhiệm đôi bên từng điều khoản về chất lượng nguyên liệu, vệ sinh an toàn thực phẩm cho nguyên liệu, giá cả theo thị trường từng thời điểm...,đồng thời nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các chủ nậu vựa nhỏ, hạn chế việc tranh mua tranh bán trước đây trong cung ứng nguyên liệu thuỷ sản.

Thành phố mở rộng liên doanh liên kết với các nước đã phát triển việc đánh bắt hải sản xa bờ trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tác đầu tư công nghệ, kỹ thuật và vốn để hợp tác, mở rộng ngư trường đánh bắt sao cho đôi bên cùng có lợi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 82 - 85)