200 1 6 theo giá cố định 1994 phân theo thành phần kinh tế
3.2.3.2. Tổ chức hỗ trợ, tư vấn kinh nghiệm về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Hình thành và phát triển các tổ chức tư vấn nhằm hỗ trợ giúp đỡ LNTT trong quá trình SX kinh doanh. Sự giúp đỡ của các tổ chức này nên tập trung vào những lĩnh vực như xuất khẩu sản phẩm, chuyển giao công nghệ, đào tạo và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện khuyến khích thành lập câu lạc bộ, hiệp hội LNTT vì thơng qua câu lạc bộ, hiệp hội LNTT mà các cơ sở SX kinh doanh, cá nhân người thợ được cung cấp thông tin về kinh tế, KHCN cũng như giá cả thị trường để trên cơ sở đó mà hoạch định việc SX kinh
doanh của mình sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao.
Định kỳ tổ chức hội chợ LNTT nhằm giới thiệu sản phẩm LNTT. Qua hội chợ LNTT giúp các gia đình, doanh nghiệp các địa phương giao lưu, học hỏi, giới thiệu sản phẩm LNTT với nhau. Điều đó chính là giới thiệu nét văn hoá dân tộc của địa phương, LNTT với khách hàng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm của LNTT. Nơi tổ chức hội chợ trưng bày sản phẩm LNTT cũng chính là nơi tổ chức du lịch làng nghề rất thuận lợi và hiệu quả.
KẾT LUẬN
Làng nghề truyền thống nơng thơn ở An Giang có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Song trên thực tế LNTT nông thôn ở nước ta nói chung và An Giang nói riêng đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn trong q trình khơi phục và phát triển. Từ những kết quả khảo sát và nghiên cứu về các LNTT của tỉnh cho phép chúng tôi rút ra kết luận chủ yếu như sau:
1. Khôi phục và phát triển LNTT nông thôn là một tất yếu khách quan trong quá trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Sự phát triển LNTT nơng thơn có vai trị quan trọng đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện xố đói giảm nghèo ở nơng thơn. Với An Giang, lao động chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống của người nơng dân cịn gặp nhiều khó khăn thì phát triển LNTT có ý nghĩa vơ cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc có từ lâu đời của vùng đất An Giang.
2. Trên cơ sở đánh giá, phân tích một cách tồn diện thực trạng khơi phục và phát triển LNTT nông thôn ở An Giang cho thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được tương đối khả quan về giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện xố đói giảm nghèo, cải thiện cơ cấu kinh tế nơng thơn, … thì cũng cịn tồn tại nhiều khó khăn cần phải khắc phục. Luận văn đã nêu và phân tích những tồn tại khó khăn về vốn, về lao động, về kỹ thuật công nghệ, về môi trường, về công tác quản lý của Nhà nước đối với các LNTT.
3. Luận văn đưa ra những quan điểm cần quán triệt trong quá trình khơi phục và phát triển LNTT nông thôn ở An Giang. Trên cơ sở những quan điểm đó, luận văn đưa ra phương hướng khôi phục và phát triển LNTT ở nông thôn An Giang trong thời gian tới phù hợp với những nguồn lực của tỉnh. Để thực hiện phương hướng đó, luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu là hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch khôi phục và phát triển LNTT; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các LNTT; đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; đổi mới nhận thức của người dân phát triển đa dạng hố các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các LNTT; đổi mới công nghệ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các LNTT; xây dựng và phát triển đồng bộ
kết cấu hạ tầng đồng bộ ở nơng thơn; đổi mới các chính sách kinh tế và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các LNTT phát triển theo hướng bền vững.