04 9 08 1 Số người trong độ tuổi lao
2.2.1.6. Sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống
tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm LNTT trên thị trường trong và ngoài nước.
2.2.1.6. Sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống thống
Sản phẩm của các LNTT trong tỉnh rất đa dạng, phong phú đặc biệt là từ khi chuyển sang kinh tế thị trường sản phẩm trong LNTT đáp ứng nhu cầu từ cấp thấp đến cấp cao của thị trường trong và ngoài nước. Chẳng hạn, mộc dân dụng, mộc chạm trổ Chợ Mới với hàng chục loại sản phẩm khác nhau, nghề song mây tre đan, bông sậy, thổ cẩm có tới hơn 50 loại sản phẩm, sản xuất rập chuột, lưỡi câu cũng có 20-30 loại kiểu cách khác nhau. Tơ lụa Tân Châu cũng có một số sản phẩm khác như dệt lụa, dệt vải, dệt khăn, dệt gấm…
Sản phẩm của các LNTT trong tỉnh sản xuất ra với khối lượng lớn, ngày càng được đổi mới cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, trong đó sản phẩm mộc dân dụng, rập chuột, lưỡi câu, chổi bông cỏ, se nhang, đóng xuồng ghe, … đang có nhu cầu lớn trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm độc đáo đang được ưa chuộng, có nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước như tơ lụa, thổ cẩm, chạm trổ mỹ nghệ đang hướng mạnh tới thị trường xuất khẩu.
Về tình hình tiêu thụ sản phẩm của LNTT hiện nay chủ yếu theo các phương thức sau:
Thứ nhất, hộ sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng, nghĩa là hộ sản xuất kinh
doanh trong các LNTT tự tổ chức trưng bày giới thiệu sản phẩm và bán hàng ngay tại nơi sản xuất; hoặc hộ sản xuất bán cho người làm dịch vụ thu mua đem hàng bán tận tay người tiêu dùng; do các hộ sản xuất tự tiêu thụ sản phẩm nên không thống nhất được giá bán dẫn đến tình trạng bán phá giá trong các LNTT.
mại, công ty có chức năng xuất nhập khẩu. Song, các doanh nghiệp này không trực tiếp quan hệ với từng hộ sản xuất mà phải thông qua một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân như: HTX, công ty TNHH hoặc một hộ sản xuất lớn. Các tổ chức kinh tế này tiêu thụ sản phẩm cho các LNTT thông qua các hình thức sau: các hộ sản xuất làm gia công cho các tổ chức nói trên; các hộ sản xuất mua nguyên liệu sản xuất bán sản phẩm cho các tổ chức kinh tế; các hộ sản xuất mua đứt, bán đoạn. Hình thức này dễ dẫn đến tình trạng ép giá trong các LNTT. Chẳng hạn như HTX dệt thổ cẩm Tân Châu cung cấp nguyên liệu cho các hộ sản xuất sau đó đến thu gom thành phẩm đem tiêu thụ trong và ngoài nước.
Như vậy, hình thức tiêu thụ sản phẩm của các LNTT khá đa dạng, song nhìn chung việc tiêu thụ sản phẩm trong các LNTT còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tình trạng nhiều mặt hàng của LNTT chỉ phục vụ nhu cầu tiêu thụ của địa phương mà chưa mở rộng được thị trường tỉnh khác và thị trường nước ngoài.