TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
* Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
An Giang có diện tích tự nhiên 3.536 km2, có 11 tuyến địa giới hành chính bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã và 9 huyện, trong đó có 2 huyện miền núi với tổng số 154 phường, xã, thị trấn. Năm 2006, dân số toàn tỉnh là 2.210.271 người, mật độ dân số trung bình là 625 người/km2. Gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer; Trong đó người kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là dân tộc Khmer chiếm 3,8% dân số tỉnh sống chủ yếu ở vùng núi 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn; dân tộc Chăm có tỷ lệ thấp chỉ vào khoảng 0,6% dân số tỉnh sống chủ yếu ở 2 huyện Tân Châu, Phú Tân và một số ít ở huyện Châu Thành.
Phía Tây Bắc giáp Campuchia dài 104 km (theo Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia ký ngày 27/12/1985), Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km, Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734 km, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km. An Giang là tỉnh đầu nguồn, tiếp nhận cùng lúc 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu. Hàng năm đón nhận nước lũ về khoảng 4 tháng và hình thành mùa nước nổi, dòng phù sa bồi đắp tự nhiên giúp cho sự phát triển ngành trồng trọt cây hàng năm, nhưng cũng để lại nhiều hậu quả do lũ lụt gây ra.
An Giang vừa có đồng bằng phù sa, vừa có đồi núi; trong đó, có núi Sam - chùa Bà Chúa Xứ, vùng thất sơn với Thiên Cấm sơn (ngọn cao nhất 710 mét), Thuỷ Đài sơn, Anh Vũ sơn …
An Giang nằm ở cửa ngõ Tây Nam trong lưu vực sông Mêkông, trên tuyến đường bộ và đường thuỷ quốc tế quan trọng nối Campuchia, Lào, Thái Lan với phần Nam bộ Việt Nam và Biển Đông. Tuyến đường này sẽ ngày càng trở nên cần thiết cho phát triển kinh tế của các nước và An Giang sẽ là khâu nối quan trọng trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế Việt Nam với các tỉnh trong và ngoài nước nhất là khu vực Đông Nam Á. Theo quy