Thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang pot (Trang 74 - 81)

200 1 6 theo giá cố định 1994 phân theo thành phần kinh tế

3.2.1.3. Thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống

truyền thống

- Chính sách thị trường

Một là, về thị trường sản phẩm, hàng hoá

Thị trường sản phẩm hàng hoá vẫn là thị trường quan trọng nhất của LNTT An Giang. Trong đó các mặt hàng mộc dân dụng, nông sản … là những mặt hàng có khối lượng tiêu thụ lớn. Ngồi ra, các mặt hàng tranh thêu, gạch ngói, nơng cụ, rập chuột, quần áo may sẵn … vẫn có nhu cầu ngày càng tăng do đời sống của nhân dân được cải thiện. Các sản phẩm mỹ nghệ trang trí cho nhu cầu tơn giáo, tín ngưỡng, lễ hội thời gian tới vẫn tiếp tục phát triển. Song những mặt hàng này đang chịu áp lực của hàng nhập lậu tràn lan. Vì vậy, một mặt cần nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của LNTT nhờ các biện pháp: đầu tư, đổi mới cơng nghệ, tiếp thị, tìm thị trường, liên doanh, liên kết, tăng cường tổ chức sản xuất và quản lý sản phẩm. Mặt khác, phải phát triển các hình thức gia cơng hợp tác làm “vệ tinh” cho doanh nghiệp Nhà nước ở đô thị để tạo ra thị trường lớn và ổn định. Tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế trong LNTT thay đổi mẫu mã của sản phẩm, nắm vững thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngồi tỉnh. Đồng thời, có biện pháp kích cầu cũng như nâng cao mức thu nhập để tăng sức mua của dân. Kiên quyết ngăn chặn hàng nhập lậu, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa. Phát triển mạnh các trung tâm thương mại, hình thành các tụ điểm thương mại, thị trấn, thị tứ, chợ ở nông thôn.

Hai là, về thị trường du lịch

Lượng khách trong và ngoài nước du lịch đến An Giang ngày một tăng nhất là các ngày lễ hội của địa phương như lễ hội Bà Chúa xứ Núi Sam, lễ hội dân tộc Chăm, Khmer … họ thường mua những sản phẩm như tơ lụa, thổ cẩm, tranh thêu, khơ, mắm các loại … do đó cần phải phát triển mẫu mã mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức mua của khách du lịch. Việc quan trọng hàng đầu là phải có chiến lược phát triển sản xuất phục vụ cho khách du lịch. Những sản phẩm sản xuất bán ra cho khách du lịch phải có nét đặc thù, tính độc đáo và đặc sắc mang yếu tố truyền thống Việt Nam từ đó họ sẽ có nhu cầu nhiều hơn về sản phẩm của LNTT tạo tiền đề cho thị trường xuất khẩu phát triển.

Tiềm năng xuất khẩu trong LNTT của tỉnh còn rất lớn và khả quan, song khối lượng xuất khẩu hiện nay còn nhỏ bé; về lâu dài, xuất khẩu vẫn là thị trường quan trọng. Vấn đề đặt ra hiện nay là: phải có kế hoạch đầu tư vào việc nghiên cứu phát triển sản phẩm xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Khác với tính chất của sản phẩm bán cho khách du lịch là mang đặc tính của truyền thống Việt Nam; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài cần được khai thác kỹ lưỡng năng lực truyền thống để tạo ra những sản phẩm mới và có mẫu mã phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi thích hợp đối với những nhà sản xuất các mặt hàng truyền thống để họ có cơ hội duy trì phát triển mặt hàng thông qua việc mở rộng sản xuất, bồi dưỡng tay nghề cho sự nghiệp kế tục và cải tiến sản phẩm. Đối với các cơ sở sản xuất trong LNTT coi trọng thị trường tiêu thụ nước ngồi thơng qua các cơ quan ngoại thương, ngoại giao để nắm vững thị hiếu tiêu dùng của từng khu vực, từng nước đối với từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ của ta và tiến hành cơng tác dự báo, dự đốn thị trường nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý; thường xuyên nghiên cứu sự biến động nhu cầu và thị hiếu khách hàng ở các nước khác nhau mà cải tiến sản phẩm cho phù hợp. Chú ý hơn nữa việc phát triển quan hệ với các loại khách hàng ở những thị trường khác nhau để tạo khả năng mở rộng thị trường. Tiến hành tìm chọn những bạn hàng nước ngồi để liên doanh, liên kết trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Trên cơ sở đó thu hút cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý nước ngoài để xây dựng sản phẩm của Việt Nam trong cách nhìn của người nước ngồi.

Bốn là, thị trường chuyển giao công nghệ

Phát triển cơ cấu cơng nghệ kết hợp nhiều trình độ, nhiều quy mô, sử dụng triệt để những thành tựu công nghệ trong nước, công nghệ truyền thống, đồng thời khai thác kịp thời công nghệ tiên tiến của nước ngồi. Kết hợp hài hồ giữa kích thích nhập khẩu cơng nghệ với khuyến khích sáng tạo sản xuất, chuyển giao công nghệ trong nước; phát triển hoạt động tư vấn dịch vụ cho nghiên cứu, ứng dụng KHCN năng cao năng lực công nghệ tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Có chính sách đánh thuế thấp hoặc miễn giảm thuế đối với những máy móc thiết bị có hàm lượng KHCN cao và những máy móc thiết bị nhỏ lẻ sử dụng trong các LNTT. Do vậy, đi đôi với việc sử dụng đôi bàn tay khéo léo của người thợ cần hiện đại hố cơng nghệ truyền thống bằng cách dùng máy cơ khí trong các khâu tạo

phơi sơ chế và xử lý nguyên vật liệu …

- Chính sách tài chính tín dụng

Giải pháp tạo vốn và khuyến khích đầu tư cần được ưu tiên theo hướng:

- Nhà nước tạo điều kiện trong việc huy động vốn an tồn và có hiệu quả cho SX kinh doanh ở các LNTT. Để thực hiện tốt vấn đề này cần có trung tâm hỗ trợ tài chính và bảo lãnh tín dụng. Sự giúp đỡ này vơ cùng to lớn trong việc tạo và nâng cao quy mô SX được mở rộng và thu hút vốn đầu tư ngày càng nhiều.

- Đa dạng hố hình thức cho vay vốn đối với LNTT, thay đổi định mức cho vay và thời gian cho vay. Tăng cường kiểm sốt các nguồn vốn vay để hộ gia đình, cơ sở SX kinh doanh sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.

- Tiếp tục đổi mới hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp, cho vay có bảo lãnh đối với hộ nơng dân q nghèo, có chính sách hỗ trợ vốn để họ có điều kiện SX kinh doanh. Cải tiến các thủ tục cho vay sao cho thật đơn giản nhưng vẫn phải đảm bảo an tồn vốn.

- Triển khai rộng rãi các hình thức tín dụng trong nơng thơn. Đó là tín dụng cộng đồng làng xã để giúp đỡ nhau tạo vốn phát triển SX trong LNTT. Các tổ chức tín dụng nơng thôn cần đổi mới thủ tục cho vay vốn, mở rộng quy mô và phạm vi cho vay sao cho phù hợp với quy mơ SX của họ. Đồng thời, có chính sách, biện pháp bảo hiểm vốn, tài sản cho quỹ tín dụng.

- Trong các LNTT hiện nay đang xuất hiện một số chủ SX kinh doanh do làm ăn hiệu quả đã trở thành những người có vốn lớn, nắm quyền chi phối tồn bộ q trình SX kinh doanh của làng. Số cịn lại do nhiều ngun nhân, trong đó có yếu tố thiếu vốn đang trở thành người làm thuê hoặc con nợ của các ơng chủ. Để tránh tình trạng bóc lột q mức đối với thợ thủ cơng, những người nghèo, Nhà nước cần có các hình thức, biện pháp xử lý nghiêm đối với hiện tượng cho vay nặng lãi, hình thức lừa đảo, chiếm dụng vốn của nhau nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trong LNTT.

- Chính sách đầu tư, trước tiên cần ưu tiên vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước để hỗ trợ và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho LNTT. Sự ưu tiên này cần tập trung vào các cơ sở SX sử dụng nhiều lao động, SX những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Đối với những mặt

hàng mới SX lần đầu, Nhà nước tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai, kho bãi để khuyến khích họ đổi mới mẫu mã.

- Chính sách thuế

Để khuyến khích và tạo điều kiện cho LNTT phát triển, chính sách thuế phải trở thành địn bẩy kích thích SX và là cơng cụ điều tiết có hiệu quả của Nhà nước. Đánh thuế đúng sẽ làm cho người lao động trong LNTT tích cực phát triển SX kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần bổ sung hồn chỉnh một số vấn đề chính sách thuế theo hướng sau:

- Thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hộ gia đình SX kinh doanh lần đầu và những sản phẩm mới đưa vào SX. Nhưng việc thực hiện chính sách này cần có sự phân biệt đối tượng để có sự ưu tiên đúng mức, tránh những hiện tượng tiêu cực xảy ra.

- Để khuyến khích sự đổi mới cơng nghệ trong LNTT, cần có chính sách miễn giảm thuế từ 2 - 3 năm đối với cơ sở SX thực hiện áp dụng công nghệ mới. Tạo điều kiện cho họ phát triển SX, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhằm tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động.

- Trước mắt ưu tiên miễn giảm thuế đối với những LNTT SX hàng xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ hoặc các cơ sở SX có vệ tinh ở nơng thơn. Trong đó, cần đặc biệt ưu tiên các cơ sở của thương binh, người tàn tật, gia đình chính sách …

- Miễn giảm thuế đối với cơ sở dạy nghề gắn với việc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, các trung tâm dạy nghề truyền thống và các cơ sở dạy nghề tư nhân. Các cơ sở này rất cần được miễn giảm thuế để vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế. Đồng thời, xoá bỏ các khoản chi phí và những khoản thu ngồi quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những hiện tượng trốn thuế, lậu thuế.

- Nhà nước cần xem xét thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các hộ, các doanh nghiệp trong LNTT vì các đơn vị này khơng có được hố đơn hợp lệ do mua ngun liệu thu gom, mua lẻ, chi phí vận tải th ngồi và một số vật liệu phụ khác … nếu khơng có hố đơn chứng từ hợp lệ thì bị xử lý theo quy định. Đồng thời, có chính sách ưu đãi về thuế thu

nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ, vì điều kiện SX cịn lạc hậu, công nghệ chắp vá nên lãi suất rất thấp.

- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Để nâng cao trình độ quản lý và tăng nhanh số lượng, trình độ tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu mở rộng SX ở LNTT cần phải có giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ theo các hướng sau:

- Nâng cao trình độ dân trí và học vấn cho người lao động trong LNTT. Đây là điều kiện cơ bản để đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề có trình độ ở LNTT. Bởi vì, trong thời gian qua, nhiều LNTT do tiếp xúc với nghề sớm các em học sinh ngoài giờ học đã tham gia phụ việc và kiếm được tiền, do cái lợi trước mắt mà các bậc cha mẹ sẵn sàng cho con em mình bỏ học để làm nghề. Mặc dù, số lao động trẻ có thể rất giỏi về kỹ thuật tay nghề nhưng lại hạn chế về trí thức, sẽ là trở ngại lớn cho q trình CNH, HĐH nơng thơn.

- Cải tiến chương trình và tổ chức lại hệ thống các trường dạy nghề. Tập trung chủ yếu vào đào tạo những kiến thức thiết thực cho việc phát triển của LNTT. Ngoài các tổ chức, các trung tâm dạy nghề, cần có cơ sở dành riêng đào tạo cho LNTT. Thông qua các cơ sở này, Nhà nước có sự tài trợ về đội ngũ cán bộ giảng dạy và nội dung chương trình. Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giữa truyền nghề trực tiếp với đào tạo cơ bản. Đối với những ngành nghề đan lát, mộc dân dụng, dệt, đóng xuồng ghe … có thể áp dụng truyền nghề trực tiếp, còn những nghề như thợ thêu, thợ kim hồn, SX móc câu, rập chuột, gạch ngói … nhất thiết phải có quy trình đào tạo cơng phu. Có kế hoạch cụ thể cùng với chính quyền địa phương và ngành giáo dục các cấp đưa chương trình hướng nghiệp vào các trường phổ thông ở LNTT. Đối với con em thuộc diện gia đình chính sách, nên có hình thức dạy nghề miễn phí và trợ cấp một phần kinh phí để các em yên tâm học tập.

- Mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng hố hình thức dạy nghề. Các đơn vị tổ chức SX kinh doanh cần rà sốt lại nguồn nhân lực hiện có, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bố trí cho đi đào tạo với nhiều hình thức: dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ … đi đôi với vấn đề đào tạo là việc sử dụng; phải gắn việc đào tạo với giải quyết việc làm. Những mặt hàng mới, mặt hàng xuất khẩu, Nhà nước nên hỗ trợ kinh phí để đào tạo nghề. Khẩn trương xúc tiến thành lập các trường dạy nghề truyền thống ở bậc cao đẳng để tạo ra

những nhà doanh nghiệp ở nông thôn biết quản lý kinh tế và những chuyên gia kỹ thuật giỏi. Đồng thời, thành lập các viện nghiên cứu giúp LNTT về dịch vụ, tư vấn, về quản lý kinh doanh, về xuất nhập khẩu và pháp luật.

- Kết hợp chặt chẽ với các địa phương thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý, kiến thức kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ trong LNTT. Nội dung và hình thức đào tạo cần tập trung vào những vấn đề mới như cung cấp thông tin, những kiến thức cập nhật, phương thức quản lý tiên tiến và đặc biệt là kiến thức kinh tế thị trường. Việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các chủ doanh nghiệp không thể thực hiện theo kiểu máy móc giản đơn mà xuất phát từ nhu cầu của thị trường, có nghĩa là thị trường cần gì thì đào tạo nấy. Nội dung đào tạo bồi dưỡng cần đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến hệ thống luật pháp có liên quan đến tổ chức SX kinh doanh của LNTT. Bởi vì, nhiều nhà doanh nghiệp, chủ cơ sở SX trong LNTT trình độ hiểu biết luật pháp còn hạn chế, nhất là Luật kinh tế và Luật lao động …

- Vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và tay nghề cho người lao động không phải chỉ do Nhà nước làm mà phải trên cơ sở cơ chế chính sách nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các thành phần kinh tế cùng tham gia. Trước mắt, các LNTT cần chủ động đào tạo tay nghề cho người lao động. Để khuyến khích loại hình đào tạo này phải có chính sách khơng thu thuế trực tiếp đối với họ. Động viên các nghệ nhân dạy nghề và truyền bí quyết nghề nghiệp cho thế hệ sau. Đặc biệt là những nghề thủ cơng tinh xảo mà họ tích luỹ được.

Trong quá khứ cũng như hiện tại LNTT ln là bộ phận cơ bản hình thành lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Những di sản văn hoá của dân tộc đều là sản phẩm của nghề thủ cơng trong lịch sử. Các cơng trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ như đình đền, lâu đài, lăng tẩm … cho đến những công cụ SX đều là sản phẩm thủ công do các thế hệ nghệ nhân và thợ thủ công làm ra. Ngay cả trong điều kiện phát triển của công nghệ hiện đại, sản phẩm thủ công truyền thống vẫn cần thiết cho con người. Bởi vì, do tính độc đáo và tinh xảo với “bàn tay vàng” của người thợ thủ công vẫn được coi trọng, được bảo tồn và phát triển. Thế nhưng trong mấy chục năm qua, có lúc các nghệ nhân đã bị lãng quên, nhiều người đã phải

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang pot (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)