04 9 08 1 Số người trong độ tuổi lao
2.1.2. Đặc điểm hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh An Giang
học cơ sở ở các xã, thị trấn trong tồn tỉnh. Ngồi ra, tỉnh cịn có 1 trường Đại học và 3 trường Trung học chuyên nghiệp, trong đó có 1 trường Trung học Dạy nghề do Sở Lao động thương binh - xã hội và một trường Trung học Kinh tế kỹ thuật thuộc Sở Giáo dục và đào tạo.
+ Tồn tỉnh hiện có 53 hệ thống cấp nước sạch với tổng cơng suất 55.840 m3/ngày đêm, trong đó có 11 hệ thống trung tâm các huyện, thị có cơng suất từ 1.000 đến 20.000 m3/ngày đêm và 42 hệ thống cấp nước không lắng lọc của các tư nhân ở các khóm, ấp. Đã có 80% hộ dân được cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt, SX công nghiệp - TTCN, dịch vụ nông thơn.
+ Cơng tác xố đói giảm nghèo của tỉnh được thực hiện đồng bộ thông qua các dự án trực tiếp tác động đến người dân. Mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 1%, năm 2006 hộ nghèo còn 12,5% với 53.700 hộ và dự kiến đến năm 2010 đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh uỷ đề ra là 5% (theo tiêu chí mới).
2.1.2. Đặc điểm hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh An Giang An Giang
Đến năm 2007, An Giang có 29 làng nghề trong đó có 18 làng nghề được công nhận LNTT rất đa dạng. Qua khảo sát có thể nêu một số LNTT tiêu biểu sau:
- Làng nghề truyền thống tơ lụa Tân Châu
Tân Châu là huyện cù lao nằm giữa sơng Tiền và một phần sơng Hậu có ưu thế về địa lý tự nhiên cho phép Tân Châu phát triển một nền kinh tế đa dạng, cả về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Nói đến Tân Châu là người ta nghĩ ngay đến lụa Cẩm tự, Lãnh mỹ A. “Tân Châu quê lụa” được người ta gán ghép cho địa danh là rất đúng, bởi vì từ thế kỷ 19 vùng đất Tân Châu gắn liền với cây dâu, con tằm và nghề dệt lụa cũng rất phát triển. Khơng ai biết Tân Châu đã hình thành ngành nghề dệt lụa từ năm nào, nhưng vào những năm 1920 làng Long
Hưng (nay là ấp Long Hưng) lúc đó dân cư cịn thưa thớt nhưng hầu hết đều sống bằng nghề tơ lụa, hộ thì trồng dâu ni tằm, hộ thì ươm tơ dệt lụa, nhuộm, … và thu nhập chính của người dân lúc đó là từ tơ lụa. Cho đến năm 1940, Tân Châu đã trở thành trung tâm tơ lụa lớn nhất Nam bộ lúc bấy giờ với những lị ươm tơ, dệt lụa và đã hình thành “con đường tơ lụa” đầy huyền thoại ngày trước. Nhưng con đường phát triển của lụa Tân Châu không phải lúc nào cũng thuận lợi; đến những năm 1993, hàng tơ lụa Tân Châu mất dần thị trường do sự cạnh tranh của hàng dệt từ sợi tơ tổng hợp nhập ngoại tràn vào có giá rẻ hơn, đa dạng về màu sắc, mẫu mã; nhiều hộ gia đình bỏ nghề truyền thống chuyển sang dệt nylon, se tơ.
Hiện nay trên địa bàn làng nghề tơ lụa Tân Châu có tổng số là 304 hộ, trong đó có 162 hộ có người tham gia làng nghề. Sản phẩm chính của làng nghề là tơ se, Lãnh mỹ A, … thị trường trong và ngoài nước như Campuchia, Lào, Thái Lan, các nước EU, …
- Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Châu Phong
LNTT dệt thổ cẩm Châu Phong ở ấp Phũm Soài xã Châu Phong, huyện Tân Châu khơng biết có từ bao giờ, tuy nhiên tại nơi đây có một khu nghĩa địa cổ khắc niên đại 1700, có lẽ người Chăm đã hình thành từ thời gian đó và cũng từ đó bắt đầu hình thành nghề dệt thổ cẩm cho đến tận bây giờ; Tộc người Chăm thường sống thành cụm ven sơng, đàn ơng thì làm nghề đánh bắt thuỷ sản, còn phụ nữ Chăm do tập tục cấm cung nên thường làm nghề dệt. Trước năm 1975, hàng dệt thổ cẩm của người Chăm có mặt ở hầu hết các nước Đông Nam Á như: Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và kể cả nước Ấn Độ; đến năm 1984, do quy luật cạnh tranh và thị hiếu của người tiêu dùng nghề dệt thổ cẩm Chăm bị chựng lại.
Hiện nay LNTT dệt thổ cẩm Châu Phong với 296 hộ thì có 161 hộ tham gia làng nghề. Sản phẩm gồm: khăn chồng tắm, sà rơng, vải thổ cẩm, khăn và các hàng lưu niệm như túi xách, móc khố, …
- Làng nghề truyền thống rập chuột An Châu
Làng nghề sản xuất rập chuột An Châu, huyện Châu Thành hình thành vào khoảng năm 1957, lúc đó thì nghề rập chuột chưa được thịnh hành mạnh nên các hộ sản xuất đa phần phục vụ cho gia đình và bà con xung quanh sử dụng. Phần lớn các người phát minh ra nghề rập chuột
đã mất và truyền nghề lại cho con cháu. Tính đến nay làng nghề được hình thành cũng trải qua ba thế hệ từ cha truyền nghề cho con, con truyền cho cháu; thế hệ sau nắm vững cách làm và tự tách riêng mở cơ sở và tự tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở các tỉnh miền Tây, miền Trung và Campuchia; làng nghề phát triển mạnh nhất vào năm 1992 và cho đến nay.
Hiện nay LNTT rập chuột An Châu với 667 hộ thì có 300 hộ tham gia làng nghề giải quyết việc làm cho 1.065 lao động của địa phương.
- Làng nghề truyền thống mộc dân dụng Long Điền A
LNTT mộc dân dụng Long Điền A, huyện Chợ Mới hình thành vào khoảng năm 1892 do làn sóng di cư từ miền Bắc vào sinh sống ở các tỉnh miền Tây nam bộ. Theo truyền miệng của những người làm nghề mộc thì họ truyền nghề lại cho con cháu mình và cả những người sống tại địa phương có nhu cầu học nghề. Nghề mộc dân dụng lúc đầu chủ yếu là cất nhà, đóng đồ gia dụng phục vụ trong gia đình (những đồ này đều có chạm trổ) với tinh thần cần cù, chịu khó, ham học hỏi, làng nghề ngày càng phát triển. Từ năm 1990 nền kinh tế địa phương phát triển ổn định do nhu cầu sử dụng đồ mộc tăng cao nhất là các mặt hàng cao cấp phục vụ cho trang trí nội thất.
Hiện nay LNTT mộc dân dụng Long Điền A với 2.249 hộ trong đó có 1.369 hộ tham gia làng nghề. Sản phẩm chủ yếu là các loại tủ, bàn, ghế, giường, nhà cửa, …
Ngoài các LNTT nêu trên, các LNTT ở nông thôn tỉnh An Giang đều có từ rất lâu, phát triển rất đa dạng, phong phú và có đặc điểm hình thành, phát triển được khái quát như sau:
Thứ nhất, LNTT của tỉnh An Giang đa dạng về quy mô, về cơ cấu ngành nghề và
gắn chặt với sản xuất nông nghiệp. LNTT của An Giang được ra đời và phát triển từ sản xuất nông nghiệp nông thôn và phục vụ cho nông nghiệp nông thôn. Do nhu cầu việc làm và thu nhập mà ban đầu người nơng dân đã làm nghề thủ cơng và coi đó là nghề phụ làm thêm bên cạnh nghề làm ruộng vào những lúc thời gian nhàn rỗi hoặc sử dụng lao động nhàn rỗi. Lúc đầu nghề thủ công chủ yếu là sản xuất và sửa chữa những sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống như nghề se tơ, dệt lụa, dệt thổ cẩm, thêu tranh, nghề rèn, đan đát, chằm nón, bó chổi bơng cỏ, se nhang, nghề sản xuất lưỡi câu, rập chuột, bánh tráng, bánh phồng, khô các loại, chế biến mắm các loại, nghề mộc dân dụng, đóng xuồng
ghe, ... về sau do nhu cầu phải trao đổi hàng hoá và do lực lượng sản xuất phát triển, nghề thủ công phát triển, một bộ phận dân cư trong làng đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp và làm nghề tiểu thủ công nghiệp những sản phẩm của họ vẫn phục vụ nông nghiệp và đời sống của người dân trong làng và những làng xung quanh. Mặt khác, mặc dù chuyên làm nghề tiểu thủ công nghiệp nhưng vẫn giữ đất nơng nghiệp để sản xuất thóc gạo đảm bảo cuộc sống của họ. Trong những năm đổi mới, nhờ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mà ngành nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, đa dạng hố quy mơ, loại hình sản xuất, đa dạng hố sản phẩm, phong phú về mẫu mã đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của con người. Sản lượng các ngành nghề tăng lên nhanh chóng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn, nhưng sản xuất TTCN vẫn gắn chặt với sản xuất nơng nghiệp vì trong một chừng mực nào đó người thợ thủ công nghiệp vẫn là người dân sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, sản xuất trong các LNTT tỉnh An Giang chủ yếu bằng phương pháp thủ công,
công nghệ thô sơ, lạc hậu như nghề tơ lụa Tân Châu, dệt thổ cẩm (Châu Phong, Văn Giáo), rèn Phú Mỹ, se nhang Bình Đức, mộc dân dụng, đóng xuồng ghe Mỹ Hiệp, … những nghề này chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và sức lao động của người nông dân cùng với hệ thống công cụ lao động thủ công, thô sơ, lạc hậu nên năng suất lao động thấp. Ngày nay, tuy có sự phát triển của KHCN, máy móc hiện đại, một số công cụ lao động làm nghề tiểu thủ cơng nghiệp đã được cơ khí hố, HĐH nhưng chưa được tự động hố mà vẫn phải dựa vào sức lao động và đôi bàn tay của người thợ. Một số nghề mới xuất hiện như đan thảm lục bình Chợ Vàm, sản xuất đường thốt nốt (Núi Tô, An Tức, Cơ Tơ), quạt thốt nốt Ĩc Eo, chế biến mắm Khánh Hoà, thêu tranh, dệt chiếu Uzu … tuy có sử dụng nhiều máy móc thay cho lao động thủ cơng nhưng phần lớn là những máy móc cũ, lạc hậu bị các cơ quan thải loại, người dân mua về sửa chữa hoặc cải tiến cho phù hợp, nên trình độ cơ khí hố vẫn cịn thấp.
Thứ ba, quy mô sản xuất kinh doanh của LNTT hầu hết là quy mô gia đình, cha
truyền con nối, nên quy mơ sản xuất bị giới hạn trong phạm vi gia đình huyết thống. Trong mơ hình sản xuất này, người chủ gia đình là người thợ cả, có kỹ thuật cao vừa tổ chức sản xuất kinh doanh, vừa quản lý và hạch toán kinh doanh, vừa là người truyền nghề, quản lý kỹ thuật, mọi thành viên còn lại trong gia đình, dịng họ là những người tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh, tuỳ theo năng lực trình độ của mỗi người mà được người chủ giao công việc cụ thể. Trong thời kì kế hoạch tập trung, bao cấp, các gia đình làm nghề tiểu thủ công nghiệp phải gia nhập HTX tiểu thủ công nghiệp. Do cơ chế quản lý của giai đoạn này mà LNTT không phát triển và bị mai một, HTX tiểu thủ công nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nên đã bị tan rã dần vào đầu thời kì đổi mới. Trong thời kì đổi mới nhờ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế quản lý thay đổi, LNTT được phát huy mạnh mẽ, khai thác mọi tiềm năng của các hộ gia đình vào sản xuất kinh doanh. Do cơ chế thị trường các gia đình trong LNTT phải cạnh tranh với nhau, nên quy mô sản xuất kinh doanh đã được mở rộng, lao động sản xuất đã được thuê mướn bên ngoài, anh em, con cháu gia đình đóng vai trị quản lý từng khâu, từng mắc xích quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay, tuy đã xuất hiện nhiều Tổ Hợp tác và HTX nhưng quy mô sản xuất vẫn giới hạn trong phạm vi gia đình hoặc dịng họ. Các Tổ Hợp tác và HTX này đóng vai trị là trung tâm, vệ tinh tìm kiếm thị trường, tiêu thụ lớn về sản phẩm hoặc cung ứng lớn về vật tư cho các hộ gia đình thực hiện dưới hình thức hợp đồng.
Thứ tư, phương pháp dạy nghề trong các LNTT là truyền nghề. Xuất phát từ đặc
điểm quy mô sản xuất chủ yếu là gia đình, nên việc dạy nghề cho con cháu hoặc người thân là hình thức truyền nghề trực tiếp, tức là hướng dẫn trực tiếp từng thao tác, vừa làm vừa học nhằm giữ bí quyết nhà nghề. Mặt khác, nhiều nghề sản xuất những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc dân hoá dân tộc như nghề dệt lụa, dệt thổ cẩm, tranh thêu, mộc chạm trổ mỹ nghệ, mộc dân dụng … Do đặc thù nghề nghiệp mà không thể sử dụng máy móc để sản xuất hàng loạt được mà phải dựa vào lao động thủ công, dựa vào bàn tay khéo léo, tinh xảo của người thợ nên việc dạy nghề vẫn phải hướng dẫn trực tiếp từng thao tác, vừa học vừa làm. Ngày nay KHCN hiện đại, xuất hiện nhiều máy móc hiện đại một số công việc, công đoạn của q trình đã sử dụng máy móc thay thế cho lao động. Chẳng hạn như nghề mộc dân dụng, đóng xuồng ghe đã sử dụng các máy cưa, máy lộng, máy bào máy khoan để thay thế cho các lao động bào, cưa, xẻ, đục,… Hoặc nghề dệt lụa, dệt thổ cẩm đã sử dụng mô tơ thay thế cho chân đạp máy dệt, … nhưng các công việc quyết định đến chất lượng, thẩm mỹ và tính chất độc đáo của sản phẩm vẫn sử dụng lao động thủ cơng. Vì vậy, trong các LNTT việc dạy nghề cho lao động chủ yếu là truyền nghề.
Thứ năm, sản phẩm LNTT mang đậm bản sắc văn hố dân tộc, tính truyền thống.
Mặt khác, do dạy nghề là hình thức truyền nghề, nên giữ được bí quyết, giữ được nét độc đáo của sản phẩm làng nghề mà địa phương khác, làng nghề khác khơng thể làm được. Vì nét độc đáo, truyền thống đó của sản phẩm, do đó nó chi phối được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng đa dạng, phong phú, nên các LNTT đã nhanh chóng đổi mới sản xuất, đa dạng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, trong xu thế hội nhập, nhiều sản phẩm LNTT đã xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bởi vậy, sản phẩm của LNTT tất yếu phải đa dạng và phong phú phù hợp với nhu cầu trong và ngoài nước. Đồng thời, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao đảm bảo khả năng cạnh tranh của thị trường.
Đặc biệt, trong xu thế hội nhập, ngành du lịch phát triển, sản phẩm LNTT đã thể hiện những nét văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, phong cảnh, thiên nhiên, con người Việt Nam … như dệt thổ cẩm (Chăm, Khmer), lụa Tân Châu, tranh thêu, mộc chạm trổ mỹ nghệ, sản xuất đường thốt nốt … nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn giới thiệu về văn hoá, con người và đất nước Việt Nam với bạn bè trên thế giới.