Những đóng góp nổi bật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang pot (Trang 59 - 60)

04 9 08 1 Số người trong độ tuổi lao

2.3.1. Những đóng góp nổi bật

- Công tác quản lý nhà nước về LNTT ở An Giang đã góp phần quan trọng trong đổi mới, hoàn thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy các cơ sở sản xuất, hộ gia đình LNTT phát triển. Nhiều biện pháp, chính sách của Nhà nước đã triển khai trên thực tế đã tạo niềm tin của nhân dân trong phát triển LNTT.

- Đã có quan điểm chỉ đạo của Tỉnh uỷ về khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống; các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện đã triển khai nhiều biện pháp như: tiến hành quy hoạch cụm làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nhiều biện pháp hỗ trợ khác giúp LNTT phát triển.

- LNTT của An Giang khá đa dạng, phong phú và có lịch sử phát triển khá dài. Trải qua các giai đoạn thăng trầm nhưng đến nay vẫn giữ được những sản phẩm và làng nghề có thương hiệu trong vùng và trong nước, đang từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

- Đến nay An Giang có 29 làng nghề, trong đó có 18 LNTT, có 3 HTX và 5.862 hộ gia đình thu hút 16.077 lao động. Giá trị sản xuất đạt hơn 182 tỷ đồng chiếm khoảng 9% giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn. Các cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong LNTT đã chủ động đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các mặt hàng truyền thống như: dệt lụa, dệt thổ cẩm, mộc trạm trổ, đóng xuồng ghe, rập chuột, … nhờ đó, bước đầu đã tạo được khí thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, thúc đẩy các ngành kinh tế cùng phát triển.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang pot (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)