200 1 6 theo giá cố định 1994 phân theo thành phần kinh tế
2.3.2. Mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất, về vốn sản xuất
Đối với các LNTT, vốn cho sản xuất là vấn đề đang được đặt ra. Quy mô vốn của các hộ, cơ sở trong các LNTT nhỏ vì thế các cơ sở, các hộ sản xuất trong các LNTT ln trong tình trạng thiếu vốn. Do thiếu vốn nên các cơ sở, hộ gia đình sẽ khơng dám mạnh dạn phát triển mở rộng sản xuất, ký kết các hợp đồng lớn, các hộ gia đình sẽ khơng dám theo nghề triệt để mà phải bám vào ruộng đất nơng nghiệp nói cách khác thiếu vốn khiến cho LNTT vẫn phải lệ thuộc vào nông nghiệp.
LNTT thiếu vốn là do vốn của LNTT được huy động từ nhiều nguồn, trong đó nguồn vốn tự có là chủ yếu. Song nguồn vốn này lại phụ thuộc vào sự tích luỹ từ thu nhập của các hộ, các cơ sở sản xuất trong LNTT, mà thu nhập các hộ, các cơ sở sản xuất nhìn chung chưa cao lắm. Đối với vốn tín dụng từ ngân hàng, các hộ, cơ sở sản xuất khó tiếp cận bởi khơng đủ tài sản thế chấp để vay, thủ tục vay vẫn còn phiền hà, thời hạn cho vay ngắn. Đối với nguồn vốn vay của tư nhân thì lãi suất vay q cao, lượng vay ít khó đáp
ứng được yêu cầu của sản xuất. Đối với nguồn vốn hỗ trợ theo chương trình của Nhà nước cịn q ít. Mặc dù, hiện nay Nhà nước có các quỹ quốc gia giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, quỹ hỗ trợ dân tộc theo chương trình 135 của Chính phủ, … đã cho vay ưu đãi song vẫn còn hạn hẹp trong khi nhu cầu vay vốn của các hộ, cơ sở sản xuất là rất lớn.
Thứ hai, về lao động
Số lượng lao động làm nghề trong các LNTT gia tăng nhưng trình độ văn hố, trình độ chun môn kỹ thuật, tay nghề còn thấp, hay số lượng lao động ngày càng tăng lên nhưng nhìn chung chất lượng lao động còn thấp. Năng lực quản lý và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, cơ sở cịn bị hạn chế về nhiều mặt. Hầu hết các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về pháp luật, chính sách kinh tế của các LNTT. Nguyên nhân do:
- Phương thức truyền nghề trong các LNTT chủ yếu là theo phương thức truyền kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình sản xuất chứ chưa được đào tạo một cách bài bản. Mặt khác, trình độ hiểu biết của người thợ thủ cơng trong tỉnh về giá trị thẩm mỹ để tạo ra được sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ có tính hấp dẫn cạnh tranh trên thị trường còn rất yếu. Cần phải có thời gian để có một đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi tạo ra được sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đây là một thách thức lớn khi tỉnh dự kiến tập trung đi trước một bước về phát triển hệ thống sản phẩm, mẫu mã nhằm tạo một bước ngoặt trong chiến lược phát triển LNTT của tỉnh trong thời gian tới.
- Nhà nước chưa quan tâm đúng mức tới khu vực kinh tế nơng thơn nói chung và LNTT nói riêng về đầu tư phát triển văn hố, đầu tư cho cơng tác đào tạo tay nghề cho người lao động, chưa mở các lớp tập huấn để trang bị cho các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất về kiến thức quản trị kinh doanh, cách quản lý cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Do đó, dẫn đến tình trạng người thợ khơng đủ trình độ để tiếp thu cơng nghệ hiện đại và kỹ thuật truyền thống cũng không được kế tục nên chất lượng sản phẩm của LNTT không đảm bảo, khơng cạnh tranh được trên thị trường, cịn đối với chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất chưa có đủ kiến thức để áp dụng các phương pháp quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến nên năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm còn cao.
phẩm diễn ra chậm
Trong những năm vừa qua có khá nhiều cơ sở sản xuất ở các LNTT trên địa bàn tỉnh đã tích cực đổi mới thiết bị cơng nghệ. Song về cơ bản trình độ kỹ thuật cơng nghệ ở các LNTT còn thấp kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa hệ thống, chưa cơ bản. Việc đổi mới này chỉ dừng lại trọng điểm một số LNTT và tập trung ở một số khâu nhất định, chưa chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, an toàn lao động, mẫu mã sản phẩm thay đổi chậm. Nguyên nhân của tình hình trên là do:
- Do thói quen dẫn đến sự bảo thủ về kỹ thuật, đồng thời hình thức tổ chức sản xuất trong các LNTT chủ yếu là dưới hình thức hộ gia đình, quy mơ nhỏ, vốn đầu tư ít nên người sản xuất không đủ điều kiện lắp đặt dây chuyền sản xuất đồng bộ mà phần lớn chỉ là thiết bị chắp vá, tự chế hoặc mua lại thiết bị cũ của một số nước như Đài Loan, Trung Quốc nên chất lượng sản phẩm khơng cao, chi phí sửa chữa thường xuyên lớn.
- Do trình độ văn hố của người lao động cịn thấp nên khơng tiếp thu được trình độ kỹ thuật tiên tiến nên hạn chế việc trang bị máy móc thiết bị.
- Trong các LNTT, những thợ kỹ thuật chuyên đi vào nghiên cứu, sáng tạo mẫu mã thực sự cịn ít và hạn chế chưa được đào tạo cơ bản, chủ yếu do sự tìm tịi, tự học của người lao động và chủ cơ sở sản xuất nên mẫu mã chậm thay đổi, do đó hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm thị trường trong và ngoài nước.
Thứ tư, về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
Cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là các dịch vụ phục vụ phát triển còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố, các đường giao thông nông thôn tuy được nâng cấp mở rộng nhưng việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các vùng sâu, vùng xa, các cơ sở phục vụ thương mại như chợ, cửa hàng, kho tàng, bến bãi, … ở nông thôn phát triển còn chậm. Trong các LNTT các cơ sở sản xuất thường nằm xen kẽ trong các khu dân cư nên việc phát triển sản xuất và xử lý mơi trường gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, ngành giao thơng đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn bằng các nguồn vốn khác nhau như: mở 5 tuyến đường vào các LNTT, 4 tuyến giao thông miền núi kết hợp du lịch … nhưng việc cải tạo cơ sở hạ tầng địi hỏi rất nhiều vốn, kinh phí địi hỏi phải có sự kết hợp giữa các ngành thương mại, giao thơng, du lịch, các ngành có
liên quan để có kế hoạch triển khai phù hợp, sự đóng góp của các hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất trong LNTT để phát triển kết cấu hạ tầng còn hạn chế. Hàng năm, An Giang phải chịu ảnh hưởng của nạn lụt bão trong thời gian 3 đến 4 tháng gây rất nhiều khó khăn trong lưu thơng và sản xuất nói chung và cho LNTT nói riêng.
Thứ năm, về thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ trong các LNTT hiện nay chủ yếu vẫn là thị trường tại địa phương và các tỉnh trong khu vực. Về thị trường nước ngoài của sản phẩm LNTT chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia … nhưng với khối lượng chưa được nhiều bởi mẫu mã các sản phẩm trong các LNTT còn đơn điệu, hơn nữa sản xuất phần lớn chưa đủ khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn, một số sản phẩm chậm đổi mới, cải tiến trong khi các nước nhập khẩu lại đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như hình thức bao bì, đóng gói và điều kiện vệ sinh cơng nghiệp.
Mặt khác, hệ thống tiêu thụ sản phẩm trong LNTT của An Giang nói chung gồm nhiều thành phần tham gia, bắt đầu từ khâu sản xuất nguyên vật liệu và kết thúc khi sản phẩm đến tay khách hàng. Có thể thấy trong hệ thống tiêu thụ, các thành phần trung gian, thương nhân đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo luồng phân phối tiêu thụ ổn định ở các vùng sản xuất phân tán, đặc biệt ở các LNTT. Trong điều kiện thị trường ổn định về giá cả thì việc tiêu thụ sản phẩm, nếu giảm được càng nhiều thành phần trung gian tham gia trong từng kênh tiêu thụ của sản phẩm thì thu nhập của các hộ thu gom, các hộ, cơ sở sản xuất trong LNTT sẽ tăng lên. Nhìn chung tuỳ theo biến động về nhu cầu thị trường, các thành phần trung gian sẽ điều tiết giá cả kinh doanh để thu được lợi nhuận có lợi trong kinh doanh. Đặc biệt, trong điều kiện sản xuất phân tán, giao thông cũng như thông tin chưa được phát triển, việc sản xuất kinh doanh của phần lớn các cơ sở sản xuất ở các LNTT còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động của các thương nhân trung gian kể cả trong việc xuất khẩu.
Để có thể đảm bảo được sự phát triển bền vững của LNTT của tỉnh, cần phải có hệ thống quản lý, phân tích và phổ biến thơng tin về nguồn nguyên liệu, thị trường trong và ngoài nước, thị hiếu về mẫu mã và nhu cầu thị trường cho các cơ sở sản xuất và hộ gia đình để giảm bớt các hình thức trung gian khơng cần thiết trong kênh phân phối nhằm đảm bảo các lợi ích tương đối cơng bằng của các bên tham gia trong quá trình sản xuất, lưu
thông và tiêu thụ sản phẩm, giảm giá thành trong hệ thống phân phối và đẩy mạnh sản xuất.
Chương 3