Về kỹ thuật công nghệ trong các làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang pot (Trang 53 - 54)

200 1 6 theo giá cố định 1994 phân theo thành phần kinh tế

2.2.1.5. Về kỹ thuật công nghệ trong các làng nghề truyền thống

Trước đây, trong các LNTT công cụ sản xuất chủ yếu là công cụ thô sơ do người thợ thủ công chế tạo ra. Đến nay, trong các LNTT của tỉnh đã có sự thay đổi đáng kể, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình đã có đầu tư cơng nghệ, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Sự đổi mới kỹ thuật, công nghệ được gắn liền với điện khí hố, cơ khí hố sản xuất, nhiều LNTT đã dùng điện làm động lực cho máy xẻ, máy bào, máy rập, se tơ, dệt lụa, thổ cẩm, … thay cho lao động thủ cơng. LNTT rập chuột Châu Thành có 9 cơ sở có máy rập sắt thay cho làm thủ công trước đây nguyên liệu cho sản phẩm rập chuột giao cho các hộ gia đình làm từng cơng đoạn chuyên mơn hố từ đó đã nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm; LNTT mộc dân dụng Chợ Mới thường xuyên thay đổi mẫu mã, sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, sản xuất bằng máy móc theo dây chuyền từ chế biến gỗ thành sản phẩm như cưa, đục, bào, chà láng, sơn, … với hơn 50 cơ sở mỗi cơ sở thu hút bình quân 15-20 lao động tại địa phương.

Sự đổi mới về kỹ thuật công nghệ trong các LNTT gắn liền với việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả đồng thời vẫn giữ được các yếu tố truyền thống trong một sản phẩm. Chẳng hạn, LNTT dệt thổ cẩm Tân Châu từ khi đổi mới thiết bị công nghệ từ dệt thủ công sang dệt bằng máy đã nâng cao năng suất lao động lên nhiều lần, sản phẩm có thể dệt được với nhiều loại hoa văn phức tạp, đa dạng, khổ rộng vừa thể hiện được nét tinh hoa văn hoá dân tộc vừa mang tính hiện đại đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Sự đổi mới kỹ thuật công nghệ ở các LNTT bước đầu đã tạo đà cho sự phát triển bền vững cho các LNTT, song nhìn chung cịn chậm, cơng nghệ cịn ở mức độ thấp, máy móc thiết bị phần lớn là cơng cụ đơn giản được người sản xuất cải tiến chế tạo để sử dụng nên chất lượng thấp. Mặt khác, các thiết bị đa số là thiết bị tận dụng nên dây chuyền cơng

nghệ khơng có sự đồng bộ, chắp vá, các cơ sở sản xuất chỉ trang bị máy móc, thiết bị ở một số khâu quan trọng có ảnh hưởng tới tồn bộ q trình sản xuất cịn các khâu khác vẫn tận dụng lao động thủ công.

Đánh giá tổng quát là kỹ thuật công nghệ của các cơ sở sản xuất kinh trong các LNTT của địa phương vẫn cịn ở trình độ thấp, cơng nghệ thơ sơ, lạc hậu cịn chiếm phần

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang pot (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)