Từ thực tiễn phát triển LNTT của các nước trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Một là, phát triển làng nghề truyền thống gắn với q trình cơng nghiệp hố nơng thơn
Trong q trình CNH, đơ thị hố, thương mại hố ở các nước đã có lúc làm cho nét độc đáo, tinh xảo của làng nghề bị phai nhạt lu mờ. Nhưng với cách nhìn nhận mới, các nước đã chú trọng và coi làng nghề là bộ phận của q trình CNH nơng thơn. Do vậy, khi tiến hành CNH họ thường kết hợp thủ công với kỹ thuật cơ khí hiện đại tuỳ điều kiện cơ sở vật chất của mỗi nước mà áp dụng công nghệ cổ truyền hay công nghệ hiện đại. Đồng thời, tổ chức các cơ sở SX gần vùng nguyên liệu và đặt tại làng xã có nghề truyền thống để tiện cho việc phát triển SX, giao lưu hàng hoá.
- Hai là, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nơng thơn có vai trị quan trọng, đối với sự nghiệp phát triển của LNTT. Vì thế, các nước đều chú ý đầu tư giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến. Bởi vì, việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề cao là rất quan trọng. Nếu thiếu yếu tố này thì việc tiếp thu KHCN sẽ khơng thành công như mong đợi. Nhìn chung, các nước đều triệt để sử dụng những phương pháp huấn luyện tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, ngắn hạn … theo phương châm thiếu gì huấn luyện nấy. Xúc tiến thành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu để đào tạo một cách có hệ thống mà các cơ sở sản
xuất hoặc địa phương có nhu cầu. Để bồi dưỡng và đào tạo tay nghề cho người lao động các nước cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời những nhà kinh doanh, những nhà quản lý có kinh nghiệm để báo cáo một số chuyên đề tập huấn, hoặc mang sản phẩm đi triển lãm, trao đổi … tiến hành hoạt động công nghiệp cộng đồng (gia đình, làng xóm, phường hội) để phổ biến kỹ thuật.
- Ba là, đề cao vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính cho làng nghề truyền thống phát triển sản xuất kinh doanh
Trong quá trình SX kinh doanh của LNTT, từ vài thập kỷ gần đây các Nhà nước rất quan tâm và có nhiều chủ trương chính sách đề cập đến vấn đề phát triển ngành nghề thủ cơng truyền thống. Trong đó, chủ trương hỗ trợ về tài chính, tín dụng đóng vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển của LNTT. Sự hỗ trợ tài chính, vốn của Nhà nước được thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng hoặc bù giá đầu ra cho người SX. Thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ này mà các làng nghề lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng SX. Nhà nước tạo điều kiện cho ngành nghề thủ công truyền thống đổi mới công nghệ mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- Bốn là, Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển
Đi đơi với việc hỗ trợ tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thị trường của Nhà nước để khuyến khích LNTT, ngành nghề truyền thống phát triển. Bởi vì chính sách thuế được coi như phương tiện để kích thích sự phát triển của LNTT và đóng vai trò thúc đẩy sự tiến bộ của XH; còn thị trường là điều kiện tốt nhất cho sự tồn tại của mỗi xí nghiệp trong mỗi làng nghề. Thị trường không chỉ là nơi mua bán vật tư, nguyên liệu và sản phẩm của LNTT mà cịn có cả những ý kiến cố vấn kỹ thuật, các dịch vụ với nhiều thơng tin q giá.
- Năm là, khuyến khích sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống
Sự kết hợp giữa đại công nghiệp với TTCN và trung tâm công nghiệp với LNTT là thể hiện sự phân công hợp tác lao động thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhất là các
vấn đề lựa chọn kỹ thuật, lựa chọn hướng sản xuất. Để tạo dựng cho mối quan hệ này, ở hầu hết các nước đều thiết lập chương trình kết hợp giữa các trung tâm cơng nghiệp với LNTT.
Ở Nhật Bản LNTT đóng vai trị làm gia công, vệ tinh của các công ty lớn, khu công nghiệp tập trung và cung cấp những sản phẩm trung gian cho chúng, chương trình này được thực hiện ở Inđơnêxia là: các trung tâm cơng nghiệp có trách nhiệm giúp đỡ LNTT nâng cao năng lực quản lý quy trình cơng nghệ, marketing, cung cấp tài chính, mua ngun liệu thơ và đứng ra đảm bảo cho LNTT vay vốn ngân hàng còn LNTT có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, đồng thời làm nhiệm vụ gia công cho trung tâm công nghiệp lớn. Ở Thái Lan các trung tâm cơng nghiệp đứng ra đấu thầu cơng việc. Sau đó một phần công việc nhận thầu được đưa về cho LNTT làm gia công số chi tiết của sản phẩm.
- Sáu là, mơ hình tổ chức sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề với nhiều hình thức khác nhau trong đó phổ biến là hình thức sản xuất hộ gia đình.
Hầu hết ở các nước hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề nông thôn rất đa dạng: Hộ gia đình, doanh nghiệp, xí nghiệp vừa và nhỏ … nhưng trong đó hộ gia đình là chủ yếu đóng vai trị làm gia cơng, vệ tinh cho các công ty lớn, các khu vực công nghiệp tập trung.
Chương 2