* Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
An Giang có diện tích tự nhiên 3.536 km2, có 11 tuyến địa giới hành chính bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã và 9 huyện, trong đó có 2 huyện miền núi với tổng số 154 phường, xã, thị trấn. Năm 2006, dân số toàn tỉnh là 2.210.271 người, mật độ dân số trung bình là 625 người/km2. Gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer; Trong đó người kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là dân tộc Khmer chiếm 3,8% dân số tỉnh sống chủ yếu ở vùng núi 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tơn; dân tộc Chăm có tỷ lệ thấp chỉ vào khoảng 0,6% dân số tỉnh sống chủ yếu ở 2 huyện Tân Châu, Phú Tân và một số ít ở huyện Châu Thành.
Phía Tây Bắc giáp Campuchia dài 104 km (theo Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia ký ngày 27/12/1985), Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km, Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734 km, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km. An Giang là tỉnh đầu nguồn, tiếp nhận cùng lúc 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu. Hàng năm đón nhận nước lũ về khoảng 4 tháng và hình thành mùa nước nổi, dòng phù sa bồi đắp tự nhiên giúp cho sự phát triển ngành trồng trọt cây hàng năm, nhưng cũng để lại nhiều hậu quả do lũ lụt gây ra.
An Giang vừa có đồng bằng phù sa, vừa có đồi núi; trong đó, có núi Sam - chùa Bà Chúa Xứ, vùng thất sơn với Thiên Cấm sơn (ngọn cao nhất 710 mét), Thuỷ Đài sơn, Anh Vũ sơn …
An Giang nằm ở cửa ngõ Tây Nam trong lưu vực sông Mêkông, trên tuyến đường bộ và đường thuỷ quốc tế quan trọng nối Campuchia, Lào, Thái Lan với phần Nam bộ Việt Nam và Biển Đông. Tuyến đường này sẽ ngày càng trở nên cần thiết cho phát triển kinh tế của các nước và An Giang sẽ là khâu nối quan trọng trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế Việt Nam với các tỉnh trong và ngồi nước nhất là khu vực Đơng Nam Á. Theo quy
hoạch chung phát triển của vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long sẽ có khoảng 21,7 triệu dân vào năm 2010, lượng vận chuyển qua các cửa khẩu thuộc An Giang sẽ tăng gấp đơi. Với vị trí địa lý trên, An Giang có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch, ngân hàng, thương mại và là một tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp - TTCN của tỉnh trong tương lai.
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm, có năm lên tới 1700 - 1800 mm. Độ ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động theo chế độ mùa mưa. Khí hậu nói chung cơ bản là thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
+ Phần lớn đất đai khá màu mỡ, bao gồm 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha (44,5%) và đất phù sa có phèn chiếm 93.800 ha (27,5%), đất bằng phẳng phù hợp với sinh trưởng của nhiều loại cây trồng. Cơ cấu sử dụng đất và mặt nước của tỉnh qua các năm được trình bày tại Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Hiện trạng đất đai của tỉnh An Giang
Đơn vị tính: ha Năm 1995 2002 2003 2004 2005 2006 Loại đất Tổng diện tích tự nhiên 340.623 340.623 340.623 340.623 353.551 353.676 1.Đất nông nghiệp 246.687 260.446 261.575 261.575 281.970 281.416 2. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 130 1.461 1.461 1.461 2.334 2360 3. Đất lâm nghiệp 6.390 15.969 12.471 12.471 14.114 14.621 4. Đất chuyên dùng 20.794 26.546 28.959 28.959 37.674 37.844 5. Đất ở 19.530 17.815 15.026 15.026 15.422 15.443 6. Đất chưa sử dụng 47.092 18.386 21.131 21.131 2.036 1.992 Nguồn: [2].
Tuy nhiên, diện tích có khả năng canh tác mở thêm không nhiều (10%) nên tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích màu, rau, đậu
… trong đó ngơ, sắn được chọn ưu tiên phát triển nhanh làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Tài nguyên thuỷ sản, An Giang có sơng Tiền và sơng Hậu chảy qua lãnh thổ của tỉnh tạo ra nguồn lợi kinh tế thuỷ sản không nhỏ. Nuôi trồng thuỷ sản là một nghề truyền thống lâu đời của nhân dân địa phương và một thế mạnh kinh tế của tỉnh. Tỉnh có kế hoạch đầu tư phát triển nguồn tài nguyên thuỷ sản để cung cấp ổn định nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
+ Tài nguyên khoáng sản và các nguồn nguyên liệu hiện có rất đa dạng và phong phú cung cấp cho các ngành công nghiệp - TTCN, truyền thống:
Nguyên liệu cung cấp cho nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ: dâu tằm cung cấp cho ngành se tơ tằm, dệt thổ cẩm xuất khẩu (Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Phú Tân); tre, trúc cung cấp cho nghề làm tre mỹ nghệ (Chợ Mới, Long Xuyên); cây lục bình cung cấp cho nghề sản xuất thảm, đá điêu khắc mỹ nghệ (Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn).
Nguyên liệu cung cấp cho nghề sản xuất mây, tre, đan, gốm sứ, kim khí tập trung ở Long Xuyên, Chợ Mới, Tri Tôn.
+ An Giang có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như Miếu Bà Chúa xứ, đền chùa ở Núi Sam, thắng cảnh Núi Cấm, nhiều di tích lịch sử … cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt có thể là những điểm du lịch sinh thái thu hút du khách trong và ngồi nước. Tỉnh có đường giao thơng thuận tiện liên kết du lịch thuỷ, bộ với các tỉnh trong khu vực và quốc tế, nhất là các nước ASEAN trên tuyến đường bộ.
* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang - Về tăng trưởng kinh tế
Dịch vụ - du lịch được coi là trọng tâm phát triển của An Giang trong các năm tới. SX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2006, giá trị SX tồn ngành cơng nghiệp - TTCN An Giang đạt 3.473 tỷ đồng, tăng 17,89% so năm trước, với giá trị tăng thêm 1.489 tỷ đồng, tăng 16,19% so năm 2005. Thông qua chương trình Khuyến cơng, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho 1.568 dự án công nghiệp - TTCN và 1.014 hộ SX TTCN vay 4.654 tỷ đồng để đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư mở rộng SX, đạt 186,17% kế hoạch năm (2.500 tỷ đồng) và bằng 194,78% so
năm 2005.
Hoạt động Khuyến công tỉnh An Giang năm 2007 hướng về phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và phát triển các làng nghề, kinh tế hợp tác với các nội dung vốn tín dụng đầu tư phát triển SX cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 3.500 tỷ đồng, đào tạo tập huấn dạy nghề, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ … Từ đầu năm 2007 đến nay, hoạt động Khuyến cơng tiếp tục có nhiều chuyển biến, các ngân hàng thương mại đã giải ngân gần 310 dự án và hộ SX với số tiền 673 tỷ đồng (tăng trên 16% so cùng kỳ), trong đó có 6 dự án vay trung hạn với số tiền trên 4 tỷ đồng (bằng 13%).
Trong quý I/2007, UBND tỉnh đã công nhận thêm 4 làng nghề gồm dệt Văn Giáo (Tịnh Biên), lưỡi câu, bánh tráng Mỹ Khánh, se nhang Bình Đức (TP Long Xuyên) nâng tổng số làng nghề trên địa bàn tỉnh được cơng nhận. Tỉnh An Giang có 18 làng nghề truyền thống, hoạt động Khuyến công năm 2007 đẩy mạnh tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp cho các làng nghề chọn lựa trang thiết bị và công nghệ phù hợp với yêu cầu SX và thị trường; hướng dẫn thực hiện các qui định của Nhà nước về tiêu chuẩn, qui phạm, định mức kinh tế kỹ thuật, chất lượng sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp, hộ SX ở các làng nghề TTCN liên kết và hỗ trợ nhau trong SX, hình thành các mơ hình cơng ty cổ phần, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhằm phát huy sức mạnh nguồn lực, về nhân lực, tài chính kỹ thuật, cơng nghệ thị trường … tạo nền tảng vững chắc cho hội nhập kinh tế quốc tế: In tờ bướm, giới thiệu hàng sản phẩm thủ công mỹ nghệ và hàng đặc sản các làng nghề; phối hợp với các ngành liên quan hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở SX ở các làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm, tham quan khảo sát thị trường để tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật SX kinh doanh …
- Về văn hố - xã hội
+ Tình hình lao động và phân bố lao động trong các ngành kinh tế quốc dân do địa phương quản lý.
Bảng 2.2: Cân đối lao động xã hội có đến 01/7 hàng năm
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006