Vốn và nguồn vốn trong các làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang pot (Trang 52 - 53)

200 1 6 theo giá cố định 1994 phân theo thành phần kinh tế

2.2.1.4. Vốn và nguồn vốn trong các làng nghề truyền thống

Vốn là yếu tố quan trọng bảo đảm cho các LNTT hoạt động nhất là đổi mới thiết bị, công nghệ, mua nguyên liệu, đào tạo lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, … Để đảm bảo cho hoạt động các LNTT nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Song thực trạng về vốn ở các LNTT cho thấy:

Thứ nhất, mức độ trang bị vốn cho một cơ sở sản xuất kinh doanh bình quân từ 50

đến 200 triệu đồng cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh, của một hộ chuyên sản xuất là 20 triệu đồng và của một hộ nông nghiệp kiêm là 8,5 triệu đồng. Quy mô vốn đầu tư cho một hộ gia đình ở các LNTT cũng khác nhau, chẳng hạn như ở Tân Châu vốn bình quân cho một hộ se tơ dệt lụa là 45 triệu đồng trong khi đó làng nghề sản xuất rập chuột chỉ có số vốn là 3 triệu đồng, làng nghề tre, mây, đan lát, bông chổi là 1,2 triệu đồng.

Thứ hai, về cơ cấu nguồn vốn thì vốn tự có của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong

LNTT là chủ yếu, hầu hết các cơ sở, hộ gia đình vay trực tiếp ngân hàng từ thế chấp tài sản cố định của mình, cịn vay từ các chương trình Nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn vay.

Từ thực trạng về vốn và cơ cấu nguồn vốn của các cơ sở kinh doanh và hộ gia đình trong các LNTT của các địa phương trong tỉnh cho thấy để phát triển các LNTT các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình phải dựa vào vốn tự có là chính, song mức vốn trang bị lại thấp do đó cơ sở kinh doanh, hộ gia đình muốn đổi mới công nghệ, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến mẫu mã, dự trữ nguồn nguyên liệu (vì một số sản phẩm LNTT dùng nguyên liệu thời vụ như sậy, gỗ, lục bình, tơ tằm, … cần phải mua dự trữ)

nhưng do thiếu vốn nên không thực hiện được, trong khi đó cơ chế, chính sách về huy động vốn và cho vay, đặc biệt là tín dụng ngân hàng cịn nhiều bất cập, chưa theo kịp xu thế phát triển của các LNTT từ đó làm mất cơ hội phát triển của các cơ sở sản xuất, hộ gia đình để mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho gia đình và người lao động. Sự trợ giúp của Nhà nước cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong các LNTT theo các chương trình cịn q ít.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang pot (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)