200 1 6 theo giá cố định 1994 phân theo thành phần kinh tế
2.2.2.2. Tổ chức thực thi quản lý nhà nước địa phương đối với làng nghề truyền thống
LNTT; đồng thời chưa có cơ quan quản lý thống nhất các khu công nghiệp địa phương, cụm công nghiệp, LNTT ở cấp vĩ mô. Bởi vậy, chưa đáp ứng được cho việc xây dựng chính sách thích ứng, phù hợp với u cầu của khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp, LNTT ở nước ta nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng.
- Để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh của các LNTT, An Giang đã chú trọng đến hệ thống các Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vốn cho tất cả các dự án khả thi của các hộ sản xuất đều được ngân hàng cho vay 70% giá trị mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay trung hạn và hỗ trợ cho vay từ 30 - 50% vốn vay lưu động. Nhiều LNTT được ngân hàng cho vay đã nhanh chóng nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh từ đó tăng thu nhập cho các hộ trong LNTT. Ngoài sự hỗ trợ về vốn, tỉnh cịn có chính sách giảm thuế, hỗ trợ trong việc giải phóng mặt bằng cho những hộ gia đình vào cụm công nghiệp LNTT.
2.2.2.2. Tổ chức thực thi quản lý nhà nước địa phương đối với làng nghề truyền thống thống
- Tổ chức quản lý
Để các khu, cụm cơng nghiệp, LNTT hình thành và hoạt động có hiệu quả, tỉnh An Giang đã thành lập ban quản lý các khu cơng nghiệp có nhiệm vụ giúp các cấp, các ngành, trước hết là UBND cấp xã, huyện thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các khu, cụm công nghiệp, LNTT. Ban Quản lý này là một đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và mở tài khoản theo quy định hiện hành của Nhà nước. UBND các xã, huyện quản lý khu, cụm công nghiệp là cơ quan quản lý trực tiếp các LNTT; đồng thời, là đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND huyện, thị, xã, các tổ chức kinh tế - xã hội và UBND các xã có LNTT, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý các khu, cụm cơng nghiệp, LNTT.
Các LNTT chưa nhận được sự quan tâm giúp đỡ có hiệu lực của Nhà nước cũng như các ngành có liên quan về thơng tin, công nghệ, tiếp cận thị trường nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của LNTT còn thấp.
Hệ thống chính sách cho LNTT chưa đồng bộ như chính sách tài chính, tín dụng, đào tạo lao động, công nghệ, bảo hiểm xã hội và chưa có chính sách ưu đãi các nghệ nhân, chính sách hỗ trợ cho một số sản phẩm quan trọng ở các LNTT.
Chưa có cán bộ chuyên trách theo dõi để tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các LNTT.
- Về hỗ trợ của Nhà nước
Khu công nghiệp lớn thuộc tỉnh và Nhà nước quản lý thì tỉnh xây dựng quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng để đón nhận các nhà đầu tư. Cụm công nghiệp, LNTT của các huyện và xã quản lý thì huyện, xã quy hoạch. Mặc dù, các dự án quy hoạch LNTT của các huyện đều do tỉnh phê duyệt nhưng suy cho cùng cũng mang tính chủ quan của các huyện, xã mà không nằm trong hệ thống quy hoạch tổng thể của tỉnh. Vì thế việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng phục vụ LNTT còn tuỳ thuộc vào ngân sách huyện, xã. Huyện, xã nào có nguồn thu, có ngân sách lớn thì hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho làng nghề, các xã còn lại vận dụng chủ trương đổi đất lấy cơ sở hạ tầng mà xây dựng lên. Điều đó lại tuỳ thuộc vào vị trí địa lý của từng xã mà giá trị đất đai có khác nhau, dẫn đến nguồn thu của từng địa phương cũng khác nhau, do đó cơ sở hạ tầng cho LNTT xây dựng lên cũng khác nhau. Huyện Tân Châu có 2 làng nghề được công nhận là LNTT là tơ lụa Tân Châu và dệt thổ cẩm Châu Phong. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi, đầu mối giao lưu với các tỉnh và nước bạn Campuchia cả đường thuỷ và bộ, đất đai có giá trị tương đối cao, nên việc thực hiện đổi đất lấy cơ sở hạ tầng thực hiện đạt hiệu quả cao. Huyện đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang cho các làng nghề như hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước sạch, giáo dục đào tạo và y tế …
Thông qua khảo sát một số LNTT ta thấy việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng của tỉnh đối với LNTT cịn ít và khơng đồng bộ. Việc phát triển các dịch vụ như tiêu thụ sản phẩm, cung cấp vật tư, dịch vụ du lịch, văn hố, thơng tin, tài chính … chủ yếu là do các hộ gia đình, các HTX đảm nhiệm và hoạt động một cách tự phát thiếu tổ chức, thiếu quy hoạch.
- Tổ chức các lớp đào tạo nghề nâng cao trình độ dân trí
Cơng tác đào tạo nghề trong các làng nghề chủ yếu là truyền nghề, người thợ vừa làm vừa học kinh nghiệm, học kiến thức của người thợ cả hay nghệ nhân. Phương pháp đào tạo trong làng nghề là cầm tay chỉ việc, là truyền khẩu, vừa học vừa làm. Trong những
năm gần đây Sở Cơng nghiệp có tổ chức cho một số cơ sở đào tạo nghề theo chương trình Khuyến cơng của tỉnh, nhưng chủ yếu đào tạo cơ khí, sửa chữa điện tử, chăn ni trồng trọt hoặc may mặc để cung cấp lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh như Bình Dương, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh; cơng tác đào tạo phục vụ cho các LNTT cịn hạn chế đến nay chỉ mới có hai lớp về sản xuất rập chuột.
Nghề TTCN đem lại nguồn thu lớn và chủ yếu cho các gia đình trong LNTT. Do đặc điểm ngành nghề là sử dụng lao động thủ cơng trong gia đình và th mướn bên ngồi, đồng thời vì lợi ích của mỗi gia đình nên tình trạng thất học của các em còn nhiều. Mặc dù, Nhà nước thực hiện chủ trương phổ cập hết chương trình tiểu học, địa phương hỗ trợ xây dựng trường học nhưng thiếu hỗ trợ chính sách khuyến khích giáo dục và đào tạo nên tình trạng trẻ em thất học cịn diễn ra.
- Về bảo vệ môi trường tự nhiên
Hiện nay việc tác động của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc xử lý các chất thải tại LNTT vẫn còn hạn chế, chưa chú ý quan tâm thực sự. Bởi vậy, tình trạng làm ơ nhiễm môi trường, tác động ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động trong làng nghề và cộng đông dân cư. Theo thông tin từ Sở Tài ngun và Mơi trường thì hiện nay có trên 7.000 cơ sở sản xuất lớn nhỏ trong toàn tỉnh. Do vậy, chỉ tham mưu cho các cấp biện pháp quản lý môi trường cũng đã khơng kham nổi, cịn khơng thể cử cán bộ quản lý môi trường đi vận động hay kiểm tra vệ sinh môi trường thường xun. Mặt khác, tình trạng ơ nhiễm càng khó hạn chế khi có khơng ít lãnh đạo địa phương chưa nghiêm túc trong việc chỉ đạo thực hiện các quy định cũng như xử lý các vi phạm về quản lý môi trường trên địa bàn mình quản lý.