200 1 6 theo giá cố định 1994 phân theo thành phần kinh tế
3.2.1.2. Khai thông mối quan hệ liên kết kinh tế giữa làng nghề truyền thống và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh
thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh
Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của LNTT trên địa bàn tỉnh cần phải: - Tích cực tạo điều kiện để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên cơ sở ký kết các hợp đồng buôn bán nhằm tạo ra một thị trường nước ngồi có tính chất lâu dài và ổn định. Trên cơ sở Nhà nước định hướng khuyến khích các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình của LNTT và đặc biệt là những làng nghề mới sản xuất những sản phẩm mà thị trường có nhu cầu. Trước mắt, thành lập các tổ chức và có đầu tư thoả đáng cho cơng tác nghiên cứu, dự báo thị trường về sản phẩm của LNTT trong và ngoài nước.
Cần mở rộng hệ thống thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin thị trường, giá cả cho các cơ sở sản xuất nhằm giúp các cơ sở sản xuất trong các LNTT nghiên cứu xử lý thơng tin thị trường có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như mẫu mã, kiểu dáng, loại sản phẩm có khả năng sẽ được khách hàng chấp nhận. Trên cơ sở đó, các cơ sở sản xuất trong các LNTT hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, chiến lược mặt hàng, thay đổi mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác, giúp các LNTT giới thiệu sản phẩm qua các phương tiện thông tin đại chúng như các ấn phẩm về nghề, LNTT, phim ảnh truyền hình, quảng cáo, giúp các LNTT ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tiêu thụ sản phẩm như nối mạng Internet để quảng cáo sản phẩm ra nước ngoài.
- Tạo điều kiện cho người sản xuất trong các LNTT được xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình khơng qua khâu trung gian. Đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, mở rộng phạm vi quỹ hỗ trợ xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu ở các LNTT trong vùng để khuyến khích các cơ sở tìm kiếm thị trường nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Tạo điều kiện cho các nghệ nhân, các LNTT tham gia gia công cho các doanh nghiệp ở đô thị, khu - cụm công nghiệp - TTCN để tạo điều kiện cho họ quảng cáo tiêu thụ các sản phẩm LNTT tại các đô thị lớn, trung tâm công nghiệp lớn. Đây là hướng đi quan trọng giúp cho LNTT mở rộng thị trường tiêu thụ từ đó có khả năng phát triển LNTT một cách bền vững.
- Hình thành hệ thống chợ làng tại các LNTT kết hợp với xây dựng các trung tâm thương mại cụm xã để thúc đẩy sự giao lưu hàng hoá, bởi lẽ chợ làng mà người sản xuất trong các LNTT phát hiện ra nhu cầu của người tiêu dùng trong vùng để đáp ứng một cách tốt nhất trong điều kiện có thể được.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các LNTT mở các đại lý, các cửa hàng, quầy hàng giới thiệu sản phẩm tại các đô thị và các tụ điểm thương mại ở các địa phương khác nhau. Đồng thời, phải tạo ra được mối liên kết giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các LNTT với các doanh nghiệp lớn của Nhà nước, trong đó các doanh nghiệp này sẽ đứng ra làm đầu mối thu mua - bao tiêu sản phẩm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các LNTT trên tinh thần hợp tác, liên kết lâu dài đó chính là biện pháp tạo thị trường ổn định, lâu dài cho các LNTT.
- Cần phải có những biện pháp đồng bộ hiệu quả trong công tác quản lý thị trường, chống hàng giả, trốn thuế, có chính sách điều tiết nhập khẩu hợp lý để khuyến khích và bảo vệ sản xuất cho các LNTT.
- Phát triển mạnh du lịch để thu hút du khách nước ngoài đến địa phương tham quan du lịch, tạo cơ hội cho các LNTT tham gia xuất khẩu tại chỗ. Bởi vì, khách nước ngồi đến Việt Nam họ thường tìm tịi để thưởng thức vẻ đẹp của dân tộc, những nét văn hoá đặc sắc độc đáo của dân tộc. Những vẻ đẹp độc đáo đó được thể hiện rõ nét trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ của những LNTT như dệt thổ cẩm (Chăm, Khmer), dệt lụa, mộc dân dụng, mộc chạm trổ mỹ nghệ, …