Đa dạng hố các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang pot (Trang 84 - 90)

200 1 6 theo giá cố định 1994 phân theo thành phần kinh tế

3.2.2.2. Đa dạng hố các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, LNTT trên địa bàn tỉnh An Giang đang xuất hiện các hình thức tổ chức SX kinh doanh mới; do vậy, cần tạo điều kiện cho LNTT phát triển một cách đa dạng phong phú các hình thức tổ chức SX kinh doanh đó là:

- Thứ nhất, hộ gia đình

Hộ gia đình là hình thức tổ chức SX kinh doanh chính và có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Với hình thức này, các thành viên trong gia đình đều được huy động vào những công việc của quá trình SX kinh doanh. SX hộ gia đình phát triển mạnh mẽ và chủ

yếu ở các LNTT có quy mơ nhỏ, q trình SX khơng có u cầu cao về phân công lao động và hợp tác lao động. Quá trình SX kinh doanh của hộ gia đình do người chủ gia đình, thường là thợ giỏi nắm toàn bộ quyền điều hành SX. Con cháu trong nhà tuỳ theo trình độ có thể đảm nhiệm một phần cơng việc hay chỉ phụ việc.

Tổ chức SX kinh doanh trong các hộ gia đình đã tận dụng được lao động và phù hợp với trình độ quản lý của người thợ thủ cơng hiện nay. Bởi vì, nhiều loại hình sản phẩm chỉ do một hoặc vài người thực hiện từ đầu cho đến khi hoàn thành như: tranh thêu, dệt lụa, dệt chiếu, đan đát, bó chổi bơng sậy, se nhang. Do quan hệ hợp tác không nhiều, nên việc truyền nghề trong gia đình, cho người thân bằng phương pháp trực tiếp ngay trong gia đình, dịng họ … nên đa số phát huy được năng lực tài nghệ của thợ thủ công. Sản phẩm của họ làm ra dễ thấy kết quả hàng ngày. Hơn nữa, SX theo hộ gia đình cịn có cái lợi là không cần mặt bằng SX chung, chủ yếu tận dụng nhà ở để SX kinh doanh.

- Hình thức SX kinh doanh này, có ưu thế nhất định về tính tự chủ trong SX kinh doanh, trong sử dụng lao động và thời gian lao động. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế thị trường và sự tiến bộ của KHCN, hộ gia đình ngày càng bộc lộ những khiếm khuyết với yêu cầu SX kinh doanh ngày càng cao. Mỗi hộ gia đình, khơng đủ tầm nhìn chiến lược để định hướng phát triển nghề nghiệp. Việc truyền nghề trong gia đình bị giới hạn bởi thiếu kiến thức văn hoá, kỹ thuật và xã hội để tiếp thu KHKT tiên tiến; trình độ hiểu biết về thị trường, marketing còn hạn hẹp, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh ngay trong các LNTT.

Vì vậy, các cơ quan chức năng của trung ương cũng như tỉnh, huyện cần tăng cường chỉ đạo giúp đỡ và hướng dẫn hộ gia đình trong LNTT SX kinh doanh một cách hợp lý, có hiệu quả về kinh tế, xã hội. Tạo điều kiện cho các hộ SX kinh doanh thuận lợi, thu các khoản đóng góp hợp lý. Động viên giúp đỡ hộ gia đình nộp thuế cho Nhà nước và thực hiện kinh doanh theo đúng luật pháp hiện hành, tránh tình trạng trốn thuế, lậu thuế. Có chính sách phù hợp, giúp đỡ những hộ nghèo về vốn, kỹ thuật để họ SX kinh doanh đạt kết quả và giúp họ tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Tổ hợp tác là hình thức liên kết tự nguyện của những hộ trong LNTT để thực hiện một số khâu, một số cơng đoạn của q trình SX kinh doanh. Hình thức liên kết được thực hiện thông qua việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm hoặc SX ra sản phẩm chung. Sự liên kết này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các hộ gia đình ứng xử, giải quyết nhanh nhạy trong nền kinh tế thị trường hợp lý hơn và bảo đảm hiệu quả của quá trình SX sản phẩm. Trong quá trình SX kinh doanh ở LNTT mặc dù có sự liên kết hợp tác, nhưng SX hộ gia đình vẫn là chính, gia đình vẫn đảm nhận tồn bộ cơng việc kể cả SX và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, trong các LNTT hình thức tổ hợp tác đang phát triển rộng rãi, bởi vì nó bổ sung cho nhau về vốn, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý … các hộ SX trong LNTT đã liên kết với nhau, giúp đỡ nhau tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm, dự đoán xu hướng của thị trường, tạo thành các chân rết cho những hộ lớn. Sự hoạt động này đã và đang có hiệu quả nhất định ở LNTT của tỉnh.

Định hướng đối với tổ hợp tác trong thời gian tới là khuyến khích mở rộng quy mơ liên kết, góp vốn, góp sức để tổ chức hoạt động kinh doanh. Nhà nước có chính sách ưu tiên cho các tổ hợp tác về vốn, về hướng nghiệp. Trên cơ sở nên cao tính tự chủ của kinh tế hộ, xây dựng các tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng trong LNTT, nơi nào có điều kiện thì thành lập HTX vững chắc đạt hiệu quả cao. Các tổ hợp tác này phải dựa vào những yếu tố cơ bản để phát triển thành HTX như: tự nguyện lập tổ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi, có góp vốn và góp sức (nhưng ở quy mơ nhỏ), có tổ chức bộ máy quản lý ổn định.

- Thứ ba, hợp tác xã

HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện cùng góp sức, góp vốn lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động SX kinh doanh, dịch vụ, du lịch và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

HTX trong LNTT xét về lâu dài là loại hình SX kinh doanh chủ yếu; bởi lẽ HTX là một phương thức để kích thích SX và sử dụng vốn có hiệu quả, tạo điều kiện cho mọi người được làm giàu chính đáng và thu hút rộng rãi người lao động tham gia.

ký hợp đồng gia công cho các đơn vị kinh tế quốc doanh, được cấp đất, mua sắm máy móc và trang thiết bị, được vay vốn tín dụng ngân hàng … nhưng từ khi chuyển đổi cơ chế, sang chế độ hạch toán kinh doanh HTX kiểu cũ trong LNTT đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn do cơ cấu chất lượng sản phẩm của HTX trong thời gian qua không theo kịp với nhu cầu thị hiếu, mẫu mã thị trường và khơng có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Thêm vào đó là sự lạc hậu về kỹ thuật và trình độ quản lý chưa được đào tạo của cán bộ mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Khi chuyển sang cơ chế mới Nhà nước lại chưa quan tâm đúng mức đến làng nghề, dẫn đến có lúc thả nổi cho bộ phận kinh tế này trôi dạt trước cơn lốc của kinh tế thị trường.

Một khi đã thừa nhận kinh tế hộ là yếu tố cấu thành kinh tế HTX thì việc lựa chọn hình thức nào là do trình độ phát triển, nhu cầu của kinh tế hộ quy định. Một khi kinh tế hộ đã trở thành kinh tế tự chủ và đồng thời cũng xuất hiện những yêu cầu hợp tác giữa các hộ với nhau để thực hiện có hiệu quả hơn những cơng đoạn của quá trình SX kinh doanh. Vì vậy trên cơ sở nâng cao tính tự chủ của kinh tế hộ, xây dựng các tổ chức kinh tế HTX đa dạng từ thấp đến cao, từ tổ nhóm hợp tác đến HTX tuân thủ theo nguyên tắc: tự nguyện gia nhập và rút ra khỏi HTX, quản lý dân chủ và bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi, chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của HTX, hợp tác và phát triển cộng đồng. HTX được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần của xã viên và tuỳ theo loại hình hợp tác mà có sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, xã viên được phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần.

Ở các LNTT hiện nay có nhiều mơ hình tổ chức HTX tuỳ theo trình độ ngành nghề thủ công của địa phương như HTX nông nghiệp, TTCN. Song HTX TTCN là chủ yếu, bởi vì khả năng vốn của người lao động ngày càng có nhiều người tham gia vào HTX, nơi họ có thể phát huy tài năng tốt hơn so với làm ăn cá thể.

HTX tồn tại và phát triển là tất yếu khách quan, trước hết cần tập trung được năng lực và ưu thế sẵn có để SX sản phẩm đạt chất lượng cao. Đồng thời, đứng ra làm gia công và nhận những hợp đồng lớn đem lại thu nhập cho các gia đình trong làng nghề. HTX có thể sử dụng nguồn vốn góp, hoặc vốn vay mà đưa KHKT vào SX. Nhưng vấn đề quan trọng hàng đầu của việc đưa tiến bộ KHKT vào làng nghề là phải xác định được cơng nghệ

thích hợp, nó phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện, quy mơ sản phẩm, trình độ tiếp nhận của cán bộ hay xã viên không. Để nâng cao chất lượng cho người thợ, HTX có trách nhiệm đứng ra tổ chức đào tạo thợ một cách cơ bản và hệ thống, mà điều này hộ gia đình khơng làm được.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường việc tổ chức sắp xếp lại các HTX trong LNTT là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa chiến lược. Do vậy phải có biện pháp chuyển đổi phương thức hoạt động cho phù hợp với cơ chế mới. Sự chuyển đổi phương thức hoạt động của HTX là vấn đề phức tạp địi hỏi có sự chỉ đạo sâu sát của cấp uỷ chính quyền địa phương nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển HTX. Từng bước hướng HTX trong làng nghề đi vào hoạt động theo đúng luật HTX. Trong quản lý điều hành phát huy hết vai trò của hộ xã viên và có trách nhiệm bảo đảm khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra là chính, cịn khâu SX nên giao cho hộ gia đình đảm nhiệm, họ làm tại nhà với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ.

- Thứ tư, doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đây là hình thức được tồn tại từ lâu, nhưng nó thực sự đi vào hoạt động kể từ khi có Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời vào 12/1990. Tuy mới bắt đầu phát triển, nhưng tốc độ nhanh và có sự cuốn hút của nhiều nhà kinh doanh. Bởi vì, giám đốc doanh nghiệp tư nhân là người có quyền tự do và chủ động trong mọi hoạt động. Đặc biệt, Luật doanh nghiệp được thơng qua 6/1999 quy định cho các loại hình doanh nghiệp chung, trừ doanh nghiệp Nhà nước, thì mặt bằng pháp lý giữa các doanh nghiệp với nhau khá bình đẳng, điều này đã tạo đà cho doanh nghiệp tư nhân hoạt động ổn định trong nền kinh tế thị trường.

Ở An Giang, việc thành lập doanh nghiệp tư nhân thường do những người có tiềm lực kinh tế nổi trội trong làng, có đầu óc tổ chức và tham vọng kinh doanh. Công tác quản lý điều hành doanh nghiệp rất linh hoạt, ứng xử nhanh chóng những tác động của thị trường để thay đổi ngành nghề kinh doanh, cũng như áp dụng công nghệ mới vào SX. Quan hệ giữa chủ và thợ là mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau, vì thế người lao động được phân phối sát với giá trị sức lao động của mình. Một số doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra khả năng

phát triển SX với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút hàng trăm lao động có việc làm. Tuy nhiên, trong quá trình SX kinh doanh, loại hình doanh nghiệp này vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc huy động vốn để mở rộng SX, bởi lẽ chế độ trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm vơ hạn.

Để loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển cùng với quá trình CNH, HĐH Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý ổn định, khuyến khích và động viên các chủ doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn vào phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn. Đồng thời, cho phép họ được tham gia xuất khẩu hàng hoá trực tiếp với nước ngồi. Vì vậy, các doanh nghiệp tư nhân trong LNTT phải chủ động đổi mới trang thiết bị, công nghệ để mở rộng quy mơ SX. Trước mắt, cần giải quyết tốt khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhất là sản phẩm từ nông nghiệp.

- Thứ năm, công ty TNHH

Hình thức cơng ty TNHH là cơng ty có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp, trong đó các thành viên cùng góp vốn để thực hiện kinh doanh, cùng chia lợi nhuận và cùng chịu lỗ, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình vào cơng ty. Cơ sở pháp lý của loại hình tổ chức này là Luật công ty năm 1990 và Luật doanh nghiệp. Công ty TNHH phát triển ở những làng nghề có trình độ tập trung hố cao, có quan hệ rộng rãi với thị trường và có khả năng về đổi mới công nghệ. Sự phát triển của công ty TNHH trong nền kinh tế thị trường là một động lực để thúc đẩy các nhà kinh doanh huy động một lượng vốn lớn vào sản xuất, đồng thời tạo điều kiện cho những người có vốn nhỏ dễ dàng góp vốn đầu tư cũng như chuyển nhượng vốn góp của mình.

Định hướng đối với loại hình cơng ty này trong làng nghề là chính quyền địa phương các cấp nên hướng dẫn họ tổ chức lại SX, để thu hút vốn đầu tư, mở rộng quy mô SX, đưa tiến bộ KHKT vào SX nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, khắc phục tình trạng manh mún, chất lượng không đều và tạo khả năng chiếm lĩnh thị trường …

- Thứ sáu, công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó các cổ đơng góp vốn kinh doanh và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình trên cơ sở tự nguyện để tiến hành các

hoạt động SX kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.

Công ty cổ phần ra đời có chậm hơn so với các loại hình tổ chức khác, nhưng trong tương lai, loại hình này có vị trí đáng kể ở các LNTT. Bởi vì, nó có khả năng huy động vốn lớn, thu hút đầu tư và kỹ năng quản lý bên ngoài rất lớn. Trên phương diện tập trung vốn, loại hình cơng ty cổ phần có ưu việt hơn hẳn doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH. Nhưng hiện nay nó ít được áp dụng bởi trình độ quản lý của các doanh nghiệp cịn hạn hẹp, khơng muốn chia sẻ quyền lực trong quản lý. Vì vậy, thời gian tới Nhà nước cần tạo điều kiện cho công ty cổ phần trong LNTT hoạt động có hiệu quả, đúng với ý nghĩa của nó.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang pot (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)