Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 82 - 87)

II/ Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả

3.Một số giải pháp khác

Địa phương cần duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường Giao thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Địa phương cần hoàn thành mở đường mới đến các trung tâm xã, cụm xã chưa có đường, các nông, lâm trường, các khu công nghiệp. Tiếp tục xây dựng hệ thống đường liên thôn, xã tạo thành mạng lưới Giao thông nông thôn liên hoàn, gắn kết mạng lưới Giao thông nông thôn với mạng lưới giao thông toàn quốc.

Sử dụng phương tiện vận tải hợp lý, phương tiện cơ giới nhỏ phù hợp với các điều kiện kết cấu hạ tầng Giao thông nông thôn và phù hợp với mức sống của đa số người dân.

Đối với các doanh nghiệp, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ vận tải cho khu vực nông thôn, cần có chính sách khuyến khích như sản xuất, cung ứng các phương tiện vận tải giá rẻ, phù hợp với điều kiện giao thông nông thôn hiện nay, cho vay, hỗ trợ vốn để mua sắm phương tiện vận tải, trợ giá vận tải đối với một số mặt hàng cho vùng sâu, vùng xa, vùng cao.

Đối với vật liệu xây dựng thì nên sử dụng nguồn vật liệu của địa phương sẽ có thuận lợi lớn như giá thành rẻ, cự ly vận chuyển ngắn, thuận lợi trong công tác duy tu bảo dưỡng cũng như sửa chữa định kỳ sau này. Để khuyến khích sử dụng các nguồn vật liệu địa phương cần có các chính sách khuyến khích như miễn giảm các loại thuế khai thác các mỏ vật liệu tự nhiên, các mỏ đất đắp trong khu vực xã thi công tuyến đường.

Đối với nhân công địa phương, có các chính sách ưu tiên các nhà thầu sử dụng nhân công địa phương cho khai thác thi công xây dựng đường. Ngoài việc giải quyết công ăn việc làm bằng nguồn lao động của địa phương thì việc sử dụng nhân công địa phương cũng làm giá thành xây dựng rẻ hơn, tiết kiệm hơn, đồng thời ý thức của những người thi công sẽ cao hơn vì họ đang làm đường cho chính họ sử dụng và trên quê hương họ nên chất lượng sẽ được đảm bảo hơn.

Các xã chưa có đường ôtô vùng Bắc Trung Bộ năm 2007

I Thanh hóa 306

1 Bá thước Lương trung 23

2 Lương nội 31

3 Thành sơn 43

4 Thường xuân Xuân lệ 31

5 Xuân liên 41

6 Xuân chinh 8

7 Quan hoá Phú Sơn 11

8 Trung thành 7

9 Cẩm thuỷ Cẩm lương 5

10 Quan Sơn Sơn hà

11 Tam Thanh 19

12 Mường Lát Mường Lý 24

13 Lanh chánh Lâm phú 19

14 Như xuân Thanh Quân 31

15 Như thanh Xuân Thái 13

II Nghệ An 83

1 Kỳ sơn Bảo thắng 27

2 Bắc lý 13

3 Mỹ lý 15

4 Quế Phong Quang phong 12

5 Anh Sơn Tam sơn 8

6 Nam Đàn Nam Thượng 8

III Hà Tĩnh 16

1 Đức Thọ Đức Quang 6

2 Hương Sơn Sơn kim 2 2

3 Kỳ Anh Kỳ Trung 8

IV Quảng Bình 60

1 Tuyên Hoá Châu Hoá 5

2 Cao Quảng 23

3 Ngư Hoá 25

4 Liên Trạch 7

V Quảng Trị 16

Đakrông Ba Lòng 3

Hướng Hoá Hướng Sơn 4

Vĩnh Linh Vĩnh ô 9

Tổng cộng 5 tỉnh: 31 xã 481

Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam được đánh giá là có bước tăng trưởng và phát triển đáng kể, tăng đều qua các năm, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bao gồm nhiều yếu tố trong đó một yếu tố rất quan trọng không thể không kể đến đó là hệ thống GTNT của vùng được đầu tư xây dựng và đang phát triển nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng nông thôn vùng Bắc Trung Bộ hiện nay. Trong quá trình phát triển kinh tể ở nông thôn thì GTNT đóng một vai trò quan trọng, quyết định, do vậy muốn đưa nông thôn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu thì công tác xây dựng hệ thống GTNT phải đi trước một bước. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm qua các cấp ủy chính quyền trong vùng đã quan tâm và đẩy mạnh công tác xã hội hoá GTNT, nhưng do các Tỉnh trong vùng có kinh tế khó khăn nên không thể đẩy nhanh tiến độ phát triển hệ thống GTNT trong vùng. Căn cứ vào đặc điểm nền kinh tế của vùng và nhu cầu đi lại, lưu thông buôn bán trao đổi của người dân trong vùng. Trong những năm qua các địa phương trong vùng đã thực hiện nhiều biện pháp thu hút và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả trong công tác xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng GTNT.

Hiện nay đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông là một hoạt động đầu tư có khối lượng vốn đầu tư lớn. Trong khi đó nhu cầu đầu tư vào hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ là rất lớn vì các công trình giao thông đã quá lỗi thời, xuống cấp, chưa được đầu tư đúng mức. Để đáp ứng điều kiện phát triển nhanh chóng, đồng thời để tăng cường thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng hơn, để đưa vùng Bắc Trung Bộ trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước

Bắc Trung Bộ là một vùng có nền kinh tế còn khó khăn, các Tỉnh phát triển không đồng đều, tuy nhiên có một số địa phương trong vùng đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác phát triển GTNT, làm được điều này có thể thấy hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho GTNT đã có rất nhiều tiến bộ. Dù nguồn vốn đầu tư cho phát triển GTNT của Vùng vẫn chủ yếu là ngân sách tỉnh, trung ương hỗ trợ. Những nguồn vốn huy động của nhân dân cũng đóng góp một vị trí hết sức quan trọng. Huy động người dân tham gia vào công tác xã hội hoá GTNT đã thực sự tạo ra một nguồn

lực mạnh mẽ và to lớn, người dân không chỉ tham gia xây dựng bảo dưỡng các công trình mà họ còn phát huy vai trò trong giám sát thực hiện dự án.

Vùng Bắc Trung Bộ đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, cuộc sống của người dân cũng đang đi lên, tuy nhiên để mọi người dân đều có cuộc sống ấm no hạnh phúc, đặc biệt là người dân ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Vì thế vùng cần đầu tư phát triển hoàn thiện hệ thống GTNT, đặc biệt cần có chính sách đầu tư phát triển để thu hút và sử dụng vốn có hiệu quả.

Được sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Từ Quang Phương và các cán bộ trong Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng của Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Với sự cố gắng học hỏi tìm hiểu của bản thân về đề tài:" Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam" cũng đã hoàn thành. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và những người cùng quan tâm đến đề tài để làm cho đề tài thêm hoàn thiện, góp phần vào sự thúc đẩy hoạt động thu hút và sử dụng vốn cho lĩnh vực giao thông nông thôn nói chung và Vùng Bắc Trung Bộ nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện chiến lược phát triển (2008), Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng Bắc Trung Bộ.

2. Viện chiến lược phát triển (2008), Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội – Một số lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

3. Viện chiến lược phát triển, Ngân hàng phát triển châu Á (2007), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng chưa có đường đến các xã, cụm xã. Đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ giao thông vận tải.

4. Toàn cảnh giao thông vận tải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải.

5. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia (2008), Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam.

6. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2008), Nâng cao hiệu quả đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Thông tin chuyên đề.

7. Phạm Thị Túy (2006), Tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng đối với giảm nghèo, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 332- Tháng 1/2006

8. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình lập dự án đầu tư, trường Đại học kinh tế quốc dân, Nxb Thống kê, Hà Nội.

9. GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái(2008), Một số vấn đề về đầu tư công, Hà Nội.

10.Trang web của Bộ giao thông vận tải: http://www.mt.gov.vn

11.Trang web của Bộ Kế hoạch và đầu tư: http://www.mpi.gov.vn 12. Trang web của Tổng cục thống kê: http://gso.gov.vn

13. Trang web của báo Dân Trí: http://dantri.com.vn

14. Trang web của báo Giao thông vận tải: http://www.giaothongvantai.com.vn 15. Nguồn tài liệu của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng - Viện chiến lược phát

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

HẠ TẦNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2009

NHẬN XÉT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng - Viện chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch đầu tư xác nhận sinh viên Nguyễn Thị Kim Anh, học lớp kinh tế đầu tư 47B, khoa kinh tế Đầu Tư, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã hoàn thành đợt thực tập tại Ban từ ngày 06/01/2009 đến ngày 09/5/2009.

Trong thời gian thực tập, sinh viên Nguyễn Thị Kim Anh đã nghiêm túc chấp hành nội quy quy chế của cơ quan, có ý thức học tập tốt, chịu khó nghiên cứu học hỏi, tìm tòi các số liệu, các nội dung về đề tài thực tập, vừa tìm hiểu về lý luận vừa học tập về những kinh nghiệm thực tiễn của anh chị em trong Ban để hoàn thành đề tài có chất lượng tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, hiền lành giản dị, lễ phép với mọi người, được mọi người trong Ban yêu mến.

Đề tài: “Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông

thôn Vùng Bắc Trung Bộ- Việt Nam”, xuất phát từ yêu cầu thực tế, số liệu phản ánh

trong chuyên đề là đúng sự thật. Chuyên đề đã có một số giải pháp hữu ích.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 82 - 87)