Đổi mới nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 69 - 71)

II/ Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

2.1. Đổi mới nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và lập kế hoạch

triển GTNT

Quy hoạch phát triển Giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ mặc dù đã được xây dựng nhưng có tầm nhìn không xa và không được cập nhật thường xuyên cho phù hợp thực tế. Việc xây dựng quy hoạch thường không căn cứ vào thực tế và xu hướng phát triển dài hạn của từng địa phương trong tương lai mà nhiều khi chỉ xuất phát từ ý chí chủ quan của các nhà quy hoạch cũng như của những nhà chức trách quản lý nên không khả thi, phải điều chỉnh nhiều lần gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

Quy hoạch phát triển Giao thông nông thôn cả vùng và từng địa phương phải được xây dựng dựa trên những luận cứ khoa học, các điều kiện thực tế phù hợp với tiềm năng, lợi thế phát triển của vùng và phù hợp với quy hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng khác và quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của vùng để tránh tình trạng phát triển mang tính tự phát, không theo một trật tự, khuôn khổ nào. Muốn vậy phải nâng cao hơn nữa chất lượng công tác khảo sát phục vụ xây dựng quy hoạch. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý quy hoạch, kế hoạch với các cơ quan quản lý vốn đầu tư để đảm bảo cân đối hợp lý nguồn vốn cho phát triển.

Cần tiến hành xây dựng danh mục dự án đầu tư và kế hoạch đầu tư cho từng thời kỳ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ đó có kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư một cách khoa học và hợp lý, tránh lãng phí do bố trí đầu tư không hợp lý. Địa phương cần tiến hành rà soát lại các dự án đã phân bổ kế hoạch, kiên quyết cắt giảm hoặc rút bỏ những công trình, dự án đầu tư hạ tầng giao thông không phù hợp với quy hoạch tổng thể, không sát với yêu cầu của ngành và địa phương, không bố trí được vốn hoặc các thủ tục về đầu tư xây dựng chưa hoàn thành.

Trong công tác quy hoạch cần xác định rõ đâu là nhiệm vụ trọng tâm, đâu là hạng mục cần đầu tư trước, các công trình trọng điểm trong từng giai đoạn. Từ đó xác định được kế hoạch huy động vốn và thực hiện đầu tư trong giai đoạn đó. Công

tác quy hoạch giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể về toàn bộ mạng lưới giao thông để tham gia đầu tư vào các công trình hạng mục cho phù hợp với khả năng các nhà đầu tư.

Nhà nước và địa phương cần thực hiện rà soát, bổ sung, cập nhật và hiệu chỉnh các quy hoạch đã được duyệt cho phù hợp với tình hình phát triển mới. Cần chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch, kế hoạch ở tất cả các cấp. Để làm được điều này cần tăng cường cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch từ trung ương đến địa phương để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng lập, thẩm định các dự án quy hoạch.

Thực tế hiện nay, việc xây dựng giao thông ở các Tỉnh chủ yếu tập trung vào đường quốc lộ và tỉnh lộ, chưa thực sự quan tâm đúng mức đến giao thông nông thôn và có chất lượng chưa cao. Để khắc phục hạn chế trên cần thực hiện các giải pháp sau:

*) Đối với cấp tỉnh:

Tổ chức đào tạo hỗ trợ kỹ thuật trong việc lập quy hoạch, kế hoạch hệ thống giao thông nông thôn ở các tỉnh; Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các Sở GTVT trong việc phân tích, đánh giá về cơ chế, chính sách kinh tế xã hội của chuyên ngành giao thông nông thôn; Tổ chức đào tạo, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng các chương trình phần mềm chuyên ngành phục vụ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông nông thôn cho các cán bộ làm công tác quản lý về giao thông nông thôn.

*) Đối với cấp huyện:

Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho các huyện trong việc xây dựng bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông nông thôn; Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực trong việc khảo sát và thống kê hiện trạng đường GTNT làm cơ sở cho công tác quy hoạch; Hỗ trợ các huyện trong việc nâng cao năng lực lập kế hoạch đầu tư và quản lý bảo trì hệ thống GTNT các huyện.

Tổ chức đào tạo các chương trình cho các cán bộ xã chuyên trách phương pháp quy hoạch GTNT ở xã; Tổ chức đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các cán bộ phụ trách GTNT ở xã có đủ trình độ tin học cơ bản; Tổ chức giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và các phương pháp lập kế hoạch xây dựng và bảo trì hệ thống đường trong phạm vị các xã.

Sau khi xây dựng, nâng cấp và đưa vào khai thác, giao nhiệm vụ cho đơn vị quản lý thông qua các hợp đồng, giao khoán gọn cho đơn vị trực tiếp quản lý. Cấp trên có trách nhiệm giám sát theo dõi quá trình quản lý của đơn vị được giao để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 69 - 71)