Tỉnh Thừa Thiên Huế:

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 32 - 34)

II/ Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ

2. Tình hình thu hút vốn đầu tư

2.6 Tỉnh Thừa Thiên Huế:

Tổng hợp kết quả huy động và sử dụng vốn cho GTNT tỉnh Thừa Thiên Huế

(Đvị: tỷ đồng)

TT Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

I Vốn đầu tư xây dựng 121,3 183,9 50,5 120,0 113,0 126,9 137,8 124,0 1 Xây dựng mới 121,3 183,9 50,5 120,0 113,0 126,9 137,8 124,0

2 Nâng cấp,cải tạo 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

II Tổng vốn bảo trì 7,0 7,5 7,8 8,0 7,6 7,9 8,2 7,4

1 Bảo dưỡng thường xuyên 7,0 7,5 7,8 8,0 7,6 7,9 8,2 7,4 2 Sửa chữa định

kỳ, đột xuất 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Tổng 128,3 191,4 58,3 128,0 120,6 134,8 146,0 131,4

Tình hình thu hút vốn cho đầu tư xây dựng GTNT tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm tỷ lệ thấp nhất trong Vùng 7%. Nhưng hệ thống giao thông nông thôn của Tỉnh lại đầu tư có hiệu quả, đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm tỉnh. Chương trình phát triển giao thông nông thôn đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, nhiều công trình giao thông nông thôn quan trọng được xây dựng và hoàn thành đã góp phần cho bộ mặt tỉnh ngày càng khang trang, sạch đẹp. Công tác đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh ngày càng tiến bộ, tai nạn giao thông năm sau đã giảm hơn năm trước (mặc dầu phương tiện giao thông tăng rất lớn).

Trong những năm qua, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn Thừa Thiên Huế có những bước phát triển quan trọng. Đó là việc hoàn thành và đưa vào sử dụng những công trình giao thông nông thôn có vai trò quan trọng đối với người dân, tạo thành hệ thống liên hoàn giữa các địa phương trong vùng, rút ngắn khoảng cách giữa vùng sâu, vùng xa với các vùng đồng bằng, và đô thị.

Nếu như trước đây, việc đi từ thành phố Huế lên các huyện miền núi như Nam Đông, A Lưới mất nửa ngày đường thì hiện nay việc đi lại giữa thành phố Huế với Nam Đông và A Lưới rất thuận lợi chỉ khoảng 1,5 giờ đến 2 giờ. Chương trình nhựa hóa Đường tỉnh, bê tông hóa đường giao thông nông thôn được triển khai thuận lợi và đạt được nhiều kết quả khả quan, động viên được nhiều nguồn lực và được nhân dân đồng tình hưởng ứng, và đóng góp nhiều công sức tiền của cho công trình.

Khó khăn lớn nhất để thực hiện các dự án quan trọng nêu trên là nguồn vốn đầu tư. Chính vì thế Tỉnh sẽ quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất, ưu đãi nhất cho các nhà đầu tư đến với Huế. Ngoài ra Tỉnh sẽ huy động mọi nguồn lực từ sự giúp đở của Trung ương thông qua các dự án ODA, sự viện trợ của các tổ chức quốc tế, khai thác triệt để các nguồn lực từ địa phương như quỹ đất, thực hiện các dự án bằng nhiều hình thức khác nhau như đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, BOT, BT, cho thuê hạ tầng... Tỉnh cần đầu tư có trọng điểm, chống đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư.

Trong những năm sắp tới nhu cầu vốn đầu tư cho GTNT vùng Bắc Trung Bộ đòi hỏi một lượng càng ngày càng lớn, vì vậy việc huy động, thu hút vốn là rất quan trọng và việc sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả là một yêu cầu rất quan trọng đặt ra trong giai đoạn tiếp theo.

Hàng năm, Nhà nước dành một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước và từ các nguồn khác hỗ trợ cho các dự án phát triển giao thông nông thôn, tập trung cho các công trình đòi hỏi có kỹ thuật cao.

Việc hỗ trợ của Nhà nước áp dụng đối với các dự án có đầy đủ thủ tục theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản như: dự án đầu tư, thiết kế, dự toán, tổ chức xây dựng (đấu thầu chọn nhà thầu xây lắp), giám sát chất lượng, nghiệm thu, thanh quyết toán.

Nhằm tăng cường phát triển GTNT phù hợp và tạo đà cho sự phát triển kinh tế trong vùng và khu vực, tạo điều kiện để giao lưu, thông thương giữa các miền, các tỉnh trong vùng và khu vực. Thực hiện chủ trương của Chính Phủ. Vùng Bắc Trung Bộ cũng đã và đang vận động, động viên nhân dân cùng phối hợp với Nhà nước để đầu tư xây dựng GTNT.

Đối với các xã vùng đồng bằng và ngoại thành thành phố, thực hiện cơ chế tỉnh hỗ trợ 20% giá trị xây lắp công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, huyện hỗ trợ khoảng 15%, xã và nhân dân đóng góp 65%.

Đối với các xã vùng trung du, miền núi, thực hiện cơ chế tỉnh hỗ trợ đầu tư 50% giá trị xây lắp công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, huyện đầu tư 15%, xã và nhân dân đóng góp 35%.

Đối với các xã vùng cao đặc biệt khó khăn, thực hiện cơ chế tỉnh hỗ trợ đầu tư 60% giá trị xây lắp công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, huyện đầu tư 10%, xã và nhân dân đóng góp 30%.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w