II/ Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
2.5. Giải pháp về kết cấu mặt đường giao thông nông thôn
Địa phương có thể sử dụng các loại mặt đường GTNT truyền thống, thường tận dụng được các loại vật liệu địa phương và mang tính chất đặc trưng của từng khu vực đã được áp dụng từ lâu và cho đến nay vẫn tiếp tục được phổ biến có thể kể đến như:
- Mặt đường gạch xây và đá lát.
- Mặt đường gạch vỡ trộn đất dính: thích hợp cho địa phương đồng bằng, xa các mô vật liệu, tận dụng phế thải của các lò gạch.
- Cấp phối đồi, cấp phối đá, sỏi cường độ yếu có lẫn chất dính hoặc trộn thêm chất dính, được khai thác trực tiếp từ các đồi, núi gần tuyến đường.
- Đất được cải thiện ở thành phần hạt: + Đất dính trộn cát 70% đất, 30% cát.
+ Cát trộn đất dính 70% chất dính, 30% đất dính. - Đá dăm hoặc đá dăm kích cỡ mở rộng.
- Mặt đường đá dăm Makadam.
- Mặt đường láng nhựa, đá dăm thấm nhập nhựa.
Địa phương có thể làm mặt đường GTNT sử dụng vật liệu tại chỗ gia cố bằng chất kết dính vô cơ và hữu cơ. Đây là dạng kết cấu mặt đường được dùng cho các đường GTNT có lưu lượng và tải trọng xe không ngừng tăng trong khi nguồn nhựa đường nhập khẩu bị hạn chế. Các nguồn chất kết dính vô cơ như vôi, xi măng... được nghiên cứu áp dụng rộng rãi trên đường quốc lộ cũng như đường nông thôn. Đó là các loại mặt đường:
- Đá dăm kẹp vữa xi măng, kẹp vữa ba ta hoặc kẹp vữa vôi-Pudolan, vôi tro bay
- Cuội sỏi gia có xi măng - Đất sét, á sét gia cố vôi; - Cát, á cát gia cố xi măng. - Đất á sét gia cố nhũ tương.
Tùy theo cấp lưu lượng xe chạy trên đường, mặt đường trên có thể phủ thêm một lớp láng nhựa.
Địa phương có thể sử dụng mặt đường bê tông xi măng ở nông thôn địa phương đó. Những năm gần đây, cùng với xu hướng bê tông hóa kênh mương nội đồng, mặt đường bê tông xi măng cũng được áp dụng rất rộng rãi trong xây dựng mặt đường nông thôn, từ các tuyến đường trục huyện cho tới các đường ngõ xóm, đường GTNT đã được bê tông hóa khá phổ biến. Qua nghiên cứu áp dụng có thể rút ra một số mặt cắt điển hình của kết cấu mặt đường bê tông xi măng tương ứng với tải trọng trục 6 tấn và 2,5 tấn theo cường độ đất nền khác nhau.
Địa phương có thể tận dụng phế thải công nghiệp trong xây dựng mặt đường GTNT ở địa phương mình. Những năm gần đây, trên bước đường công nghiệp hóa- hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, một số sản phẩm phế thải công nghiệp đã được nghiên cứu, áp dụng trong xây dựng mặt đường sử dụng tro-xỉ, một loại vật liệu được áp dụng kết hợp với kinh nghiệm xây dựng từ những xỉ lò nung vôi, gạch thủ công trước đây. Với bề dày 12- 20cm, đảm bảo mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc=480daN/cm2. Tro bay của nhà máy nhiệt điện cũng đã được nghiên cứu để đưa vào thành phần chất kết dính, giảm lượng xi măng, tăng cường độ bê tông.
Địa phương có thể áp dụng vật liệu mới và khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong xây dựng mặt đường giao thông nông thôn. Với phương châm nhanh chóng hội nhập và tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, bên cạnh xu hướng tăng cường áp dụng thiết bị công nghệ mới nhằm tăng chất lượng công trình, những năm gần đây đã thử nghiệm áp dụng các phụ gia hóa chất để gia cố đất, tăng cường độ của vật liệu mặt đường. Đã áp dụng một số chất phụ gia để gia cố đất điển hình hình như chất phụ gia Con-aid, Stein, Pemazai... Qua tổng kết cho thấy nếu thi công đảm bảo tuân thủ đúng các yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật qui định có khả năng áp dụng tốt để xây dựng mặt đường GTNT.
Địa phương cần tiến tới định hình hóa kết cấu mặt đường GTNT. Trên cơ sở tận dụng nguồn vật liệu địa phương và khả năng công nghệ thi công của từng khu vực, tổng kết các kết cấu mặt đường đã xây dựng ở các địa phương, có kiểm toán lại bằng lý thuyết tính toán, bước đầu đưa ra một số kết cấu điển hình tiện lợi cho quá trình áp dụng ở nông thôn.
Phát triển cơ sở hạ tầng cho nông thôn nói chung và cho đường giao thông nông thôn nói riêng là hướng đi đúng, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nông thôn của vùng Bắc Trung Bộ.
Trong thời gian tới, để đáp ứng tốc độ phát triển nhanh, trên bước đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đường GTNT của Vùng Bắc Trung Bộ cần phải được phát triển mạnh hơn nữa. Riêng trong lĩnh vực xây dựng mặt đường, cần phải nhanh
chóng sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn, qui trình qui phạm thiết kế và thi công cho phù hợp với yêu cầu phát triển GTNT hiện nay của vùng.
+) Giải pháp về kỹ thuật khai thác đường: gồm các biện pháp phòng ngừa việc sử dụng đường không đúng cách gây ra như:
- Hạn chế các loại xe cơ giới có tải trọng lớn đi trên đường nông thôn. - Quy định kiểm soát nhằm hạn chế tốc độ của các loại xe chạy trên đường. - Quy định khai thác phương tiện cho vùng nông thôn.
- Quy đinh xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng công trình ngầm như điện, nước… làm hỏng mặt đường sau khi đặt công trình ngầm.
- Quy định các biện pháp an toàn giao thông cho các loại phương tiện đi lại trên đường nông thôn.
- Quy định sử dụng biển báo về giao thông dùng cho đường nông thôn.
- Quy đinh phòng tránh sử dụng đường nông thôn không đúng mục đích gây ra tai nạn giao thông.
- Quy định đảm bảo các kỹ thuật bảo trì đường
- Xây dựng quy định giám sát chất lượng khai thác đường nông thôn.
- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy định, quy phạm về kỹ thuật thi công sửa chữa, định kỳ sửa chữa đường giao thông nông thôn.
- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn khác dành cho các loại phương tiện lưu thông.