Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 48 - 52)

IV/ Đánh giá chung tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư

1. Những kết quả đạt được

Giao thông nông thôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia. Chất lượng mạng lưới đường Giao thông nông thôn quyết định sự lưu thông hàng hóa và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực, các vùng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy trong điều kiện kinh tế nông nghiệp của vùng còn ở mức thấp, thị trường còn hạn hẹp và bị chia cắt thì việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa hệ thống giao thông nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Khi kinh tế nông nghiệp phát triển đến trình độ nhất định, sản lượng hàng hóa cao, sẽ tạo được nguồn vốn để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, trong đó có hệ thống giao thông vận tải nói chung, và giao thông nông thôn nói riêng.

Hệ thống giao thông phát triển đến đâu thì hàng rào kinh tế mở tới đó, nếp sống văn hóa của người dân cũng dần thay đổi, những tập quán sản xuất lạc hậu, lối sống hủ tục mê tín bị đẩy lùi từng bước, đời sống vật chất và văn hóa của nông dân được cải thiện rõ rệt theo chiều hướng tăng nhanh, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển các trọng điểm kinh tế- văn hóa nông thôn, là động lực để thúc đẩy sự phát triển vững chắc của kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Trong giai đoạn vừa qua công tác huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng Giao thông nông thôn trong vùng đã thu được nhiều thành tựu to lớn, huy động được đáng kể vốn đầu tư cho vùng. Tổng vốn đầu tư vào hạ tầng GTNT tăng liên tục qua các năm, nhờ đó đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư, hoàn thành nhiều công trình quan trọng, phục vụ kịp thời nhu cầu của người dân.

Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển hệ thống Giao thông nông thôn là khối lượng vận tải hàng hoá và hành khách không ngừng gia tăng, góp phần vào gia tăng khối lượng vận tải toàn vùng.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ vùng Bắc Trung Bộ (Đvị: nghìn tấn) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 20735,0 27859,0 30717,0 36946,6 46324,6 50928,0 56020,8 Thanh Hoá 6416,0 7072,0 7430,0 7889,0 8970,0 10733,0 11806,3 Nghệ An 5848,0 8405,0 9998,0 13211,9 17836,0 20599,0 22658,9 Hà Tĩnh 2946,0 3591,0 3960,0 5609,0 6470,0 7571,0 8328,1 Quảng Bình 2749,0 4249,0 4851,0 4967,0 5525,0 4572,0 5029,2 Quảng Trị 1264,0 1829,0 1800,0 2190,0 2997,6 2950,0 3245,0 Thừa Thiên Huế 1512,0 2713,0 2678,0 3079,7 4526,0 4503,0 4953,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2007)

Đầu tư phát triển đã nâng cao năng lực vận tải hàng hóa của Giao thông nông thôn đường bộ. Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ của Vùng gia tăng một cách đáng kể. Năm sau tăng hơn so với năm trước là 10% (tăng từ 50928 nghìn tấn năm 2006 lên 56020,8 nghìn tấn năm 2007).

Khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ vùng Bắc Trung Bộ

(Đvị: triệu lượt người)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 25,5 26,2 30,0 32,1 34,8 43,2 51,2 Thanh Hoá 2,7 3,0 3,1 3,3 4,4 5,1 6,2 Nghệ An 7,4 7,7 9,1 12,3 15,3 17,2 18,6 Hà Tĩnh 2,2 2,7 2,8 3,4 3,5 4,1 5,2 Quảng Bình 2,3 2,9 3,1 3,5 3,8 2,7 3,8 Quảng Trị 3,7 2,9 2,8 2,5 2,7 3,5 4,3 Thừa Thiên Huế 7,2 7,0 9,1 7,1 5,1 10,6 13,1

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2007)

Đầu tư phát triển đã nâng cao năng lực vận tải của Giao thông nông thôn đường bộ. Khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ của Vùng đã gia tăng một cách đáng kể. Năm sau tăng hơn so với năm trước là 15% (tăng từ 43,2 triệu lượt người năm 2006 lên 51,2 triệu lượt người năm 2007). Năm 2007 tăng gấp 2 lần so với năm 2001.

Giao thông nông thôn của vùng phát triển đã góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, khắc phục các trở ngại về vấn đề tiếp cận, tạo điều kiện để lưu thông hàng hoá

và sự giao lưu giữa các vùng, hội nhập khu vực nông thôn vào nền kinh tế, mở rộng giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa, mở cửa thông thương, có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp mở rộng hợp tác, gặp gỡ được nhiều đối tác, bạn làm ăn hơn, có thêm nhiều cơ hội hơn.

Nhiều tuyến đường được xây dựng mới, được nâng cấp trong thời gian qua đã góp phần làm giảm tình trạng tai nạn giao thông, đã tổ chức lắp đặt các hệ thống đèn báo hiệu an toàn trên các tuyến đường, tích cực vận động người dân tham gia bảo vệ đường và thiết bị, nâng cao nhận thức của người dân về an toàn giao thông khi tham gia giao thông, các tuyến đường được sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng giúp đi lại được thuận tiện, giảm thiểu tai nạn, giúp phát triển kinh tế bền vững hơn.

Giao thông nông thôn phát triển góp phần tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định chính trị và tăng cường củng cố an ninh quốc phòng của vùng.

Tốc độ phát triển tăng trưởng kinh tế của vùng năm 2007, tổng sản phẩm quốc nội của vùng đạt 41,4 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 10,7% GDP cả nước.

Về xã hội, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, tỉ lệ đói nghèo giảm mạnh, 37% năm 2006 xuống còn 35% năm 2007, số hộ đói nghèo giảm chỉ còn 150 nghìn hộ, mật độ đói nghèo giữa từng tỉnh trong vùng không đồng đều. Đói nghèo chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể năm 2006 là 5,5%, sang năm 2007 chỉ còn 4,92%.

Địa phương đã tìm ra được các hình thức huy động vốn hiệu quả đối với đầu tư phát triển hạ tầng Giao thông nông thôn. Địa phương đã có các hình thức huy động vốn hiệu quả như phát hành trái phiếu, hợp tác liên doanh trong các dự án sử dụng vốn ODA, các dự án BOT, BT tạo nguồn thu bổ sung cho công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ.

Hệ thống giao thông nông thôn đã được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi lại của người dân, lưu thông buôn bán hàng hóa được thuận lợi hơn so với trước đây rất là nhiều.

Việc xây dựng và bảo trì, bảo dưỡng đường giao thông nông thôn góp phần giúp cho các phương tiện vận tải có thể hoạt động hiệu quả hơn, trong mọi điều kiện

thời tiết là cực kỳ quan trọng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, để phát triển giao thông nông thôn của vùng vì điều kiện thời tiết của vùng là không thuận lợi, mưa, nắng, gió thất thường, đường rất dễ trơn trượt về mùa mưa, bụi, nóng khô về mùa hè.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 48 - 52)