Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vùng bắc trung bộ

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 55 - 59)

1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vùng Bắc trung bộ

Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ để đẩy mạnh phát triển kinh tế của toàn vùng, trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước trong giao lưu, hợp tác quốc tế, đẩy mạnh tốc độ phát triển toàn diện về mọi mặt, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân trong vùng, giữ vứng ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh;

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng GDP tương đương tốc độ tăng bình quân của cả nước, phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt từ 600- 630 USD/năm.

Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010: - Nông- lâm- ngư nghiệp : khoảng 19% - Công nghiệp- xây dựng : khoảng 39%

- Dịch vụ : khoảng 42%

Cơ cấu theo ngành cũng từng bước thay đổi, chuyển từ nông-lâm-ngư nghiệp sang công nghiệp xây dựng và dịch vụ, sự thay đổi này chứng tỏ sự phát triển của vùng, đang từng bước đi vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp- xây dựng tăng từ 29% lên 39%, ngành dịch vụ tăng từ 35% lên 42% một phần do các tỉnh chú ý đầu tu vào lĩnh vực dịch vụ du dịch của vùng cũng như các loại dịch vụ khác, ngày càng được nâng cao hơn. Ngành nông-lâm-ngư nghiệp thì giảm đi đáng kể từ 36% xuống chỉ còn 19%. Một sự thay đổi to lớn trong cơ cấu ngành của Vùng Bắc Trung Bộ.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 41,4% năm 2005 xuống 20-21% vào năm 2010 theo Chuẩn nghèo mới. Số người đói nghèo cũng ngày một giảm đi, năm 2010 giảm chỉ còn một nửa so với năm 2005. Phát triển giao thông nông thôn nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, góp phần tăng thu nhập cho người dân, nâng cao nhận thức cũng

như mức sống của người dân. Phấn đấu năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 600USD tăng gấp 2 lần so với năm 2005.

Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội đến năm 2010-2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2020 Tốc độ tăng (%) 05-10 11-20 1 Dân số Nghìn/người 10911,4 11409,9 13111,7 1,5 1,4 2 Diện tích km2 51515 51515 51515 3 GDP Tỉ đồng 30784,8 38243,9 82565,6 7,5 8 4 GDP/người USD/ng/năm 278 600 2647 13,7 16 5 Cơ cấu GDP Nông-lâm-ngư nghiệp % 35,93 19 CN-xây dựng % 28,93 39 Dịch vụ % 35,14 42 6 Tỉ lệ đói nghèo % 41,4 21 8

7 Số người đói nghèo nghìn người 4517,34 2396,07 1040,83 -10 -8

(Nguồn: chiến lược phát triển GTNT Bắc Trung Bộ)

2. Mục tiêu phát triển GTNT vùng Bắc Trung Bộ

Mục tiêu phát triển Giao thông nông thôn là sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng, nâng cấp và bảo trì hệ thống Giao thông nông thôn đã được xây dựng, nâng cấp. Thứ nhất tạo điều kiện để lưu thông hàng hoá và giao lưu đi lại của người dân, hội nhập khu vực nông thôn vào nền kinh tế. Thứ hai thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định chính trị và củng cố an ninh quốc phòng.

Dự báo nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách bằng đường bộ trong vùng Bắc Trung Bộ

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2020 tốc độ tăng (%)

05-10 11-20 Vận chuyển hàng hoá 103T 27.355 58.172 187.231 13,4 12,4 Luân chuyển hàng hoá 103T.km 1.237.911 2.717.181 8.823.558 14,0 12,5 Vận chuyển hành khách 103 HK 29.878 40.039 71.704 5,0 6,0 Luân chuyển hành khách 103HK.km 2.216.439 3.517.210 10.923.921 8,0 12,0

Giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng của vận tải hàng hoá của vùng là 13%/năm và vận tải hành khách là 4,6%/năm. Giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng của vận tải hàng hoá là 12%/năm và vận tải hành khách là 5,5%/năm.

Dự kiến năm 2011-2020 tốc độ vận chuyển và luân chuyển hàng hoá giảm từ 13,4% giảm xuống 12,4% và từ 14% giảm xuống 12,5 %. Còn vận chuyển và luân chuyển hành khách thì tăng 5% lên 6% tăng 1%, từ 8% lên 12% tăng 4%. Nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng, làm tăng mức luân chuyển của người dân.

+) Mục tiêu đến 2010:

Vùng sẽ xây dựng mới đường cho xe ôtô đến trung tâm xã, cụm xã cho 31 xã trong vùng với quy mô phù hợp điều kiện cụ thể của từng xã trong đó có 6 xã trong tình trạng đặc biệt khó khăn trong việc mở đường đến trung tâm xã.

Vùng sẽ nâng cấp khoảng 7500km đường Giao thông nông thôn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật trong đó có 3300km đường huyện, 4200km đường xã.

Mục tiêu đặt ra đến 2010 là tỷ lệ đường được rải mặt đạt 40% ( mặt nhựa và BTXM)

+) Mục tiêu giai đoạn 2011-2020:

Các tỉnh tiếp tục xây dựng một số tuyến đường mới ở những nơi cần thiết. dự tính nâng cấp khoảng 12.000km đường Giao thông nông thôn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật trong đó : 4.700km đường huyện, 7.300 đường xã.

Mục tiêu cho giai đoạn tới là đường huyện, xã trong vùng có tỷ lệ đường được rải mặt đạt 70% (mặt nhựa và BTXM)

Địa phương tiếp tục xây dựng mới một số tuyến đường để từng bước hoàn thiện mạng lưới đường Giao thông nông thôn của vùng. Bình quân mỗi huyện 1 -2 tuyến với chiều dài 10-15km. Dự tính khối lượng xây dựng mới là 960km, tổng kinh phí là 2.880 tỷ đồng.

+) Mục tiêu cho kỹ thuật đường GTNT trong vùng Bắc Trung Bộ :

Các đường huyện thông thường là loại V, trường hợp các tuyến có lưu lượng giao thông lớn nâng lên cấp IV, các đoạn qua các thị trấn, thị tứ có thể đạt cấp III;

Các đường xã là đường trục, đường có lưu lượng giao thông lớn là cấp V; các trường hợp còn lại là đường nông thôn loại A, đối với các xã khó có khả năng mở đường thì quy mô phù hợp là đường GTNT loại B;

3. Nhu cầu vốn đầu tư cho GTNT

Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tuỳ theo tính chất và quy mô của từng dự án. Hỗ trợ bằng tiền hoặc vật tư, xi măng, sắt thép, kỹ thuật... mức cụ thể tuỳ theo ngân sách địa phương và do UBND tỉnh quyết định. Nhà nước cũng có chính sách tín dụng ưu đãi cho nhà đầu tư thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển.

Giai đoạn 2005-2010 sẽ xây dựng đường đến tất cả các xã còn lại chưa có đường với khối lượng xây dựng là 481 km đường; tổng nhu cầu vốn đầu tư là 1.291 tỷ đồng. Giai đoạn này cũng sẽ tiến hành nâng cấp 7.553 km đường, tổng kinh phí đầu tư là 5.813 tỷ đồng.

Nhu cầu vốn cho bảo trì đường Giao thông nông thôn giai đoạn này như sau: khoảng 17.462 km (xấp xỉ 55%) chiều dài đường Giao thông nông thôn được bảo trì theo kế hoạch với kinh phí là 500,67 tỷ đồng.

Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển và bảo trì đường GTNT giai đoạn 2005-2010

T

T Tên tỉnh Khối Xây dựng mới Nâng cấp cải tạo Bảo trì lượng (km) Kinh phí (Tr.đồng) Khối lượng (km) Kinh phí (Tr.đồng) Khối lượng (km) Kinh phí (Tr.đồng) 1 Thanh hoá 306 486,26 2,137 1.705,88 4,171 119,15 2.311,29 2 Nghệ An 83 572,40 1,895 1.692,60 5,094 152,21 2.417,21 3 Hà Tĩnh 16 30,61 984 608,39 2,501 73,71 712,71 4 Quảng Bình 60 143,55 861 709,92 2,107 58,45 911,92 5 Quảng Trị 16 54,50 883 645,45 1,821 49,45 749,40 6 Thừa Thiên Huế 1 3,50 792 450,93 1,769 47,70 502,13 Tổng cộng 482 1.290,82 7,553 5.813,17 17,463 500,67 7.604,66

( Nguồn: Viện chiến lược phát triển)

Để đạt được mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2005- 2010 thì tổng nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng, nâng cấp và bảo trì đường Giao thông nông thôn là 7.604,66 tỷ đồng, bình quân 1.527 tỷ đồng/năm. So với giai đoạn 2000-2004, vốn đầu tư thực hiện bình quân 1.183 tỷ đồng/năm, nhu cầu vốn đầu tư tăng 1,28 lần.

Kinh phí cho nâng cấp cải tạo chiếm một tỷ lệ lớn so với đầu tư xây dựng mới và bảo trì, bảo dưỡng - chiếm 76% so với tổng nguồn kinh phí( 5813,17 triệu đồng), trong khi đó vốn dành cho bảo trì bảo dưỡng chỉ chiếm khoảng 7% so với tổng vốn

(500,67 triệu đồng). Một số vốn ít ỏi, còn hạn chế dành cho một lượng lớn các dự án đường cần được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên trong vùng.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w