Chính sách phát triển hài hoà giữa xây dựng và bảo trì:

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 80 - 82)

II/ Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

2.6 Chính sách phát triển hài hoà giữa xây dựng và bảo trì:

Vùng Bắc Trung Bộ cần phát triển hài hoà giữa xây dựng và bảo trì đường, là phát triển cân đối giữa khối lượng xây dựng và đảm bảo gìn giữ được nhiều nhất kết cấu hạ tầng đã có và vừa mới được xây dựng sao cho toàn bộ kết cấu hạ tầng GTNT phục vụ thoả mãn thu cầu đi lại, và duy trì đủ năng lực về mọi mặt để sử dụng cho các giai đoạn tiếp theo, lựa chọn chất lượng kỹ thuật của công trình sao cho vừa sử dụng tốt vừa giảm được gánh nặng bảo trì trong điều kiện nguồn vốn hạn chế.

Phát triển hài hoà xây dựng và bảo trì đường được xem xét ở các khía cạnh, lập quy hoạch xây dựng và bảo trì, bảo trì theo kế hoạch và kỹ thuật đường. Đưa bảo trì đường thành một công việc nhất định phải làm giống như xây dựng mới, trong đó gắn kết quyền lợi có công trình với trách nhiệm gìn giữ, khai thác, bảo trì công trình có hiệu quả thông qua yêu cầu “cam kết bảo trì” cho tất cả các cấp và người hưởng lợi. Tạo nguồn vốn cố định và bền vững cho bảo trì: khi xây dựng kế hoạch GTNT 5

năm, hàng năm cần có sự cân đối giữa kế hoạch xây dựng và bảo trì, trên quan điểm là ưu tiên cho bảo trì.

Có tiêu chuẩn xây dựng phù hợp cho mức độ phát triển giao thông khác nhau để tận dụng được hiệu quả nguyên tắc phân kỳ vốn cho xây dựng và bảo trì, đề xuất các loại thiết kế mặt đường phù hợp với giao thông nông thôn hiện nay. Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng vùng lãnh thổ, áp dụng mô hình phù hợp với phát triển kinh tế xã hội và giao thông trong vùng.

Ưu tiên an toàn giao thông và phát triển đô thị dân cư nông thôn, địa phương, tỉnh cần xây dựng tiêu chuẩn đường ngoài vùng dân cư, và trong khu vực dân cư sinh sống.

Xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo cần theo tiêu chuẩn mới, có độ bền cao do vậy cần bảo dưỡng những công trình giao thông và công tác bảo trì được tập trung cho các công trình đã xây dựng trong giai đoạn trước mà hiện đang có chất lượng tốt hay trung bình.

Địa phương tuỳ vào điều kiện kinh tế, có thể đề xuất phương pháp tái sử dụng lớp mặt đường cũ bằng bê tông xi măng và rải nhựa để tránh phế thải mặt đường vì những tuyến đường huyện, đường xã được rải nhựa trước đó sẽ được đưa vào sửa chữa theo chu kỳ.

Chính phủ, Vùng, Tỉnh cần có quy định các loại kết cấu mặt đường hạ tầng GTNT đều phải được bảo trì và quy định rõ trách nhiệm của ngành, các cấp chính quyền địa phương, cơ quan đối với công tác bảo trì và cách thức thực hiện. Cần đưa công tác bảo trì vào trong hoạt động của bộ máy xã hội, trước tiên vào bộ máy quản lý Nhà nước và sau đó vào hoạt động của các tổ chức khác và đến từng thành viên trong xã hội.

Việc bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là các địa phương. Cần có cơ chế để chính quyền địa phương và các Sở GTVT tham gia tích cực hơn vào quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn với mức độ như quản lý xây dựng cơ bản hạ tầng GTNT đang thực hiện, giúp cho các Tỉnh nắm vững được thực chất nhu cầu bảo trì ở các huyện để nhanh chóng lấp những lỗ hổng trong việc thực thi công tác bảo trì đường tại địa phương mình. Thông qua thông tin tỉnh, địa phương cung cấp, ngân sách Nhà nước có thể hỗ trợ kịp thời việc bảo trì cho những vùng kinh tế còn kém phát triển theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 80 - 82)