II/ Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ
2. Tình hình thu hút vốn đầu tư
2.2 Tỉnh Nghệ An:
Tình hình thu hút vốn cho đầu tư xây dựng GTNT ở tỉnh Nghệ An chiếm tỷ lệ cao nhất (30%), năm 2007 là 623,8 tỷ đồng, năm 2008 là 561,4 tỷ đồng. Phong trào GTNT phát triển mạnh đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, chỉ tính từ năm 2001 đến nay các huyện đã huy động sức dân với sự đầu tư từ ngân sách của huyện (Nhà nước và nhân dân cùng làm) xây dựng được 642km đường nhựa, 3257 km đường bê tông. Theo số liệu từ Sở GTVT Nghệ An, tính đến năm 2008 đã có 470/473 xã có đường ô tô đến trung tâm.
Tổng hợp kết quả huy động và sử dụng vốn cho GTNT Tỉnh Nghệ An
(Đvị: tỷ đồng)
TT Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
dựng
1 Xây dựng mới 227,7 456,1 336,3 478,2 522,2 568,7 612,7 551,4
2 Nâng cấp,cải tạo 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
II Tổng vốn bảo trì 7,0 7,5 9,0 9,7 9,8 10,1 11,1 10,0 1 Bảo dưỡng thường xuyên
7,0 7,5 9,0 9,7 9,8 10,1 11,1 10,0
2 Sửa chữa định kỳ, đột xuất
0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Tổng 234,7 463,6 345,3 487,9 532,0 578,8 623,8 561,4
(Nguồn: Viện chiến lược phát triển)
Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa thường xuyên hệ thống giao thông nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực hiện theo quy định quản lý về đầu tư xây dựng của Chính phủ. Nguồn vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa thường xuyên đường giao thông nông thôn, miền núi được quản lý theo sự phân cấp quản lý ngân sách của UBND tỉnh. UBND cấp huyện, chủ đầu tư các công trình giao thông nông thôn, miền núi có trách nhiệm thực hiện các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng, sử dụng vốn đúng mục đích tiết kiệm có hiệu quả chấp hành chính sách về chế độ quản lý tài chính của Nhà nước về đầu tư xây dựng.
Hàng năm UBND tỉnh Nghệ An trích một tỷ lệ hợp lý thuế sử dụng đất nông nghiệp để lại ngân sách tỉnh để điều tiết hỗ trợ đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, miền núi cho các huyện có nhiều khó khăn. UBND cấp huyện bố trí tối thiểu 30% trên tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp và tiền sử dụng đất thu được do tỉnh phân cấp cho địa phương để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, miền núi.
Ngoài ra Tỉnh còn huy động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng giao thông nông thôn, miền núi những nguồn vốn này được thực hiện theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về ban hành quy chế tổ chức huy động quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn.
Ngoài ra còn có các nguồn vốn đóng góp từ các cơ quan, tổ chức kinh tế xã hội đóng trên địa bàn tỉnh, sự hỗ trợ của trung ương và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng vốn từ bên ngoài. Tỉnh cũng khuyến khích các dự án đầu tư giao thông nông thôn, miền núi theo hình thức BT, BOT (xây dựng, chuyển giao và xây dựng, kinh doanh chuyển giao) theo các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng.