Tình hình sử dụng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 43 - 48)

III/ Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ

3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư

Các chuyên gia cho rằng, vấn đề lớn nhất của giao thông nông thôn tại Bắc Trung Bộ là sự không cân đối giữa nguồn vốn cho đầu tư và vốn cho bảo trì bảo dưỡng đường, và thiếu nguồn vốn cho phát triển giao thông nông thôn ở các vùng, huyện, xã nghèo, khó khăn nhất.

Vào thời điểm này, một trở ngại lớn nhất đang đặt ra đối với giao thông vận tải nước ta là giao thông nông thôn còn rất yếu kém và không đồng bộ, cơ sở vật chất vừa thiếu thốn, vừa lạc hậu lại bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là đường giao thông miền núi chưa được mở mang phát triển rộng khắp. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến vận chuyển, cung cấp hàng hóa, dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại, lâm nghiệp, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

Hiện nay Thủ tướng chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục đầu tư hoàn thành dứt điểm các dự án chưa hoàn thành hoặc đang tạm ngừng thi công trong vùng Bắc Trung Bộ. Ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, cảng biển, các công trình thuỷ lợi đầu mối có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất, hạ tầng du lịch và các ngành kinh tế khác.

Kết quả huy động và sử dụng vốn cho GTNT vùng Bắc Trung Bộ

(Đvị: tỷ đồng)

TT Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

I Vốn đầu tư xây dựng 936,6 1.284,1 1.200,5 1.525,1 1.675,9 1.865,8 2.015,7 1.814,2 1 Xây dựng mới 902,0 1.245,0 1.164,9 1.481,4 1.631,1 1.818,7 1.966,8 1.770,1 2 Nâng cấp,cải tạo 34,6 39,1 35,6 43,7 44,8 47,1 48,9 44,0 II Tổng vốn bảo trì 71,4 62,1 66,9 65,8 67,8 70,0 74,0 66,6

1 Bảo dưỡng thường xuyên

49,3 39,2 41,8 40,2 41,7 43,3 46,3 41,7 2 Sửa chữa định kỳ, đột xuất 22,2 22,9 25,1 25,7 26,1 26,7 27,7 24,9

Tổng 1.008,0 1.346,1 1.267,4 1.590,9 1.743,7 1.935,8 2.089,7 1.880,8

(Nguồn: Viện chiến lược phát triển)

Việc đầu tư của ngân sách vào xây dựng hệ thống giao thông nông thôn chủ yếu là cho các tuyến đường huyện, đường xã như xây dựng mới, làm mới, cứng hoá, cải

tạo, nâng cấp mặt, xây dựng đường, cống thoát nước….Vốn dành cho duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đường còn rất hạn chế. Trong đó vốn dành cho xây dựng mới các tuyến đường là 93,97%, nâng cấp cải tạo hệ thống đường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 2,5%, vốn dành cho bảo dưỡng thường xuyên chiếm 2% và vốn dành cho sửa chữa định kỳ, đột xuất chiếm một tỷ lệ rất rất nhỏ 1,5%.

Năm 2008, vốn dành cho giao thông nông thôn giảm một cách rõ rệt, giảm 10% so với năm 2007, do có nhiều khó khăn trong đầu tư xây dựng, các công trình giao thông đang hoạt động hầu như tạm ngừng xây dựng do vẫn chưa giải quyết được vấn đề vốn, các công trình chưa thi công thì vẫn còn nằm trên giấy tờ, một số khó khăn nữa như biến động về giá cả, bão, lụt gây thiệt hại lớn về người và các công trình.

3.1 Trong xây dựng mới

Trong 10 năm gần đây mạng lưới đường GTNT vùng Bắc Trung Bộ đã được Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo nhắm xóa đói giảm nghèo cho các khu vực nông thôn qua các dự án "chương trình 135" của Chính phủ, dự án GTNT1 (tổng số gồm 18 tỉnh trong đó vùng Bắc Trung Bộ có 3 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh); dự án GTNT2 (tổng số gồm 40 tỉnh trong đó vùng Bắc Trung Bộ có đủ cả 6 tỉnh) và đang thực hiện dự án GTNT 3 (tổng số gồm 40 tỉnh trong đó vùng Bắc Trung Bộ gồm toàn bộ 6 tỉnh) do Ngân hàng thế giới WB tài trợ.

Tuy nhiên mạng lưới GTNT trong vùng rất lớn, các dự án chưa đáp ứng được nhu cầu nên hầu hết đường giao thông nông thôn trong vùng là đường cấp phối và đất, tỉ lệ đường được trải mặt thấp, chất lượng xấu.

+) Phân loại theo mặt đường:

- Đường BTXM: 2.581 km, chiếm 8,6% - Đường nhựa: 3.149 km, chiếm 10,5% - Đường đá dăm: 991 km, chiếm 3,3% - Đường cấp phối : 9.461 km, chiếm 31,6% - Đường đất: 13.805 km, chiếm 46%

+) Phân theo chất lượng mặt đường: - Đường tốt: 4.219 km, chiếm 14,1%

- Đường trung bình : 6.679 km, chiếm 22,3% - Đường xấu : 16.945 km, chiếm 56,6%

Vốn đầu tư xây dựng , nâng cấp GTNT thời gian qua chủ yếu từ ngân sách địa phương, chiếm trên 50%, trong đó ngân sách tỉnh chiếm khoảng 40%. Nguồn vốn do

dân đóng góp chiếm tỷ lệ đáng kể, từ 15-25% tùy thuộc từng tỉnh, với các hình thức chủ yếu như ngày công lao động, vật liệu hoặc bằng tiền; nguồn vốn này chủ yếu để xây dựng, nâng cấp đường xã.

Vốn dành cho xây dựng mới hệ thống GTNT Bắc Trung Bộ

(Đvị: tỷ đồng)

TT Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Vốn đầu tư xây

dựng 936,6 1.284,1 1.200,5 1.525,1 1.675,9 1.865,8 2.015,7 1.814,2

1Xây dựng mới 902,0 1.245,0 1.164,9 1.481,4 1.631,1 1.818,7 1.966,8 1.770,1 2Nâng cấp,cải tạo 34,6 39,1 35,6 43,7 44,8 47,1 48,9 44,0

(Nguồn: Viện chiến lược phát triển)

Vốn dành cho đầu tư xây dựng mới bao giờ cũng được ưu tiên, cũng ở một mức cao, các địa phương thường tập trung đầu tư xây dựng mới cho các xã chưa có đường giao thông đến trung tâm xã, cụm xã, nhằm giúp cho người dân có thể thông thương buôn bán, đi lại một cách thuận lợi. Vốn cho xây dựng mới thường chiếm tỷ lệ cao 95- 97% so với nguồn vốn đầu tư xây dựng.

Đến năm 2007, Bắc Trung Bộ còn có 31 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm chủ yếu ở 3 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An và Quảng Bình. Trong số này có 25 xã có khả năng mở đường đến trung tâm, 6 xã còn lại ít có khả năng mở đường đến trung tâm.

Chiến lược phát triển GTNT cụ thể như sau: xây dựng mới đường vào đến trung tâm xã, cụm xã cho đến 25 xã trong vùng với tổng chiều dài 263,2 km. Các khu vực ít có khả năng và không có khả năng mở đường đến thì xây dựng mới đường vào trung tâm xã, cụm xã cho 6 xã trong vùng với tổng chiều dài 221,36 km, đạt tiêu chuẩn loại B hoặc quy mô nhỏ hơn.

Vùng Bắc Trung Bộ với diện tích đồi núi chiếm 80% nên suất vốn đầu tư cho giao thông nông thôn tại vùng là khá cao. Phần lớn các dự án đều áp dụng theo đúng định mức quy định của Nhà nước. Thông thường mức vốn đầu tư xây dựng 1km đường giao thông cấp IV miền núi khoảng 2- 2,6 tỷ đồng, đường cấp V miền núi là khoảng 1,5- 2 tỷ đồng. Việc quản lý vốn đầu tư theo định mức là rất chặt chẽ bởi các dự án đầu tư cho GTNT sử dụng vốn ngân sách đều là đường huyện và đường xã do cấp huyện trực tiếp quản lý và sử dụng. Bên cạnh đó, do nguồn vốn ngân sách địa phương còn hạn hẹp, quy mô của dự án giao thông nông thôn nhỏ, nên tỷ lệ dự án quyết toán vốn đầu tư vượt định mức là không nhiều, phần lớn các dự án đều phải

điều chỉnh dự toán là do nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt….thường xuyên xảy ra vào mùa mưa ở Bắc Trung Bộ gây thiệt hại lớn, phá huỷ hệ thống giao thông nông thôn, phải đầu tư tiền của vào khôi phục, sửa chữa đường.

3.2 Trong công tác nâng cấp,bảo trì và bảo dưỡng GTNT

Đầu tư cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường Giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ cần có nguồn vốn lớn và thời gian dài thì mới có thể tạo ra mạng lưới đường Giao thông nông thôn hoàn chỉnh đáp ứng phát triển kinh tế nông thôn mở mang văn hoá cho đồng bào các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa.

Vùng Bắc Trung Bộ được phân ra 2 khu vực để dễ quản lý như sau:

Khu vực kinh tế phát triển : bao gồm các huyện được tính từ đường Hồ Chí Minh ra biển và các huyện dọc các trục quốc lộ, tỉnh lộ. Nâng cấp các tuyến đường đạt cấp kỹ thuật quy định: đường huyện đạt cấp IV, V; đường xã đạt cấp V hoặc đường GTNT loại A. Tỷ lệ đường được rải mặt (nhựa+BTXM) đạt 60% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020.

Khu vực kinh tế còn kém phát triển: bao gồm các huyện được tính từ đường Hồ Chí Minh lên biên giới Việt- Lào. Nâng cấp các tuyến đường đạt cấp kỹ thuật quy định, đường huyện đạt cấp V hoặc đường Giao thông nông thôn loại A; đường xã đạt cấp đường Giao thông nông thôn loại A hoặc B. Tỷ lệ đường được rải mặt (nhựa+BTXM) đạt 25% vào năm 2010 và 50% vào năm 2020.

Địa phương cần quan tâm, cải thiện tình trạng và chất lượng của hệ thống đường nông thôn để phương tiện vận tải có thể hoạt động hiệu quả hơn, trong mọi điều kiện thời tiết là cực kỳ quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo để phát triển nông thôn. Vì thế hàng năm phải có một khoản chi phí nhất định để xây dựng và nâng cấp các tuyến đường Giao thông nông thôn. Trên thực tế, các chi phí này sẽ được các cơ quan có trách nhiệm của địa phương dự toán hàng năm như một phần của hệ thống quản lý và lập kế hoạch bảo trì. Hàng năm, mỗi tỉnh chuẩn bị một ngân quỹ lập kế hoạch riêng cho vốn đầu tư, vốn bảo trì Giao thông nông thôn.

Vốn dành cho bảo trì bảo dường hệ thống GTNT Bắc Trung Bộ

(Đvị: tỷ đồng)

TT Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng vốn bảo trì 71,4 62,1 66,9 65,8 67,8 70,0 74,0 66,6

1Bảo dưỡng thường xuyên

2Sửa chữa định kỳ, đột xuất

22,2 22,9 25,1 25,7 26,1 26,7 27,7 24,9 (Nguồn: Viện chiến lược phát triển)

Vốn dành cho duy tu bảo trì bảo dưỡng trong vùng chỉ chiếm khoảng 2,5 - 3% so với tổng vốn đầu tư. Do nguồn vốn bảo trì đường Giao thông nông thôn còn hạn chế, mô hình tổ chức quản lý đường Giao thông nông thôn còn nhiều bất cập, thói quan bảo trì chưa được duy trì. Việc nghiên cứu, sử dụng loại vật liệu, kết cấu mặt đường phù hợp chưa được quan tâm đúng mức cho nên tình trạng khai thác sử dụng vật liệu trong xây dựng và bảo trì đường Giao thông nông thôn còn nhiều hạn chế như địa phương chỉ quan tâm đến bảo trì đường huyện, ít quan tâm đến đường xã, chủ yếu là do dân trên địa bàn tự bảo trì bảo dưỡng; địa phương muốn sử dụng mặt đường nhựa hoặc BTXM nhưng chi phí lớn, ngân sách địa phương không đáp ứng đủ, không đủ khả năng để thực hiện; địa phương muốn sử dụng vật liệu tại chỗ, nguyên liệu rẻ, chi phí thấp nhưng đường lại thường bị phá huỷ sau 2-3 năm.

Trong quá trình sử dụng, vùng Bắc Trung Bộ thường chịu tác động trực tiếp của khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt xảy ra thường xuyên. Vùng ven biển chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, vấn đề lưu lượng vận tải tăng lên, đặc biệt là các tuyến đường có lưu lượng xe lớn. Nếu không quan tâm đến công tác bảo trì đường nông thôn thì sau khi hoàn thành công tác khôi phục nâng cấp sẽ dẫn đến hậu quả là đường xuống cấp và bị phá hoại nhanh chóng.

Bảng dự kiến khối lượng đường GTNT có thể được bảo trì

TT Tỉnh Giai đoạn 2006-2010 Khối lượng (km) Tỷ lệ(%) I Đường huyện 7,416 79.86 1 Thanh hoá 1,731 83.16 2 Nghệ An 2,722 76.21 3 Hà Tĩnh 1,245 78.04 4 Quảng Bình 716 80.17 5 Quảng Trị 523 83.39

6 Thừa Thiên Huế 477 92.62

II Đường xã 10,047 44.52

1 Thanh hoá 2,44 54.50

3 Hà Tĩnh 1,255 34.01

4 Quảng Bình 1,39 50.36

5 Quảng Trị 1,297 35.39

6 Thừa Thiên Huế 1,292 48.70

Tổng cộng 17,463 62.19

(Nguồn: chiến lược phát triển GTNT Bắc Trung Bộ)

Tất cả đường Giao thông nông thôn sau khi được xây dựng, nâng cấp và đưa vào khai thác, đều phải đưa vào bảo trì. Các địa phương cần tiếp tục nâng cao nhận thức và tạo lập thói quen bảo trì, bảo dưỡng đường giao thông nông thôn, tránh để trình trạng đường ngày một xuống cấp, tạo điều kiện cho giao thông được thuận lợi. và chỉ đáp ứng được khoảng 79,86% số km đường huyện và 44,52% số km đường xã chứng tỏ sự mất cân đối rất lớn giữa đầu tư phát triển và khai thác bảo trì.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w