Công tác cấp vốn và phân bổ vốn cho các địa phương

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 40 - 41)

III/ Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ

2. Thực trạng tổ chức quản lý sử dụng vốn:

2.3 Công tác cấp vốn và phân bổ vốn cho các địa phương

Trong những năm gần đây, với những quy định cụ thể của Chính phủ về bố trí vốn cho các dự án nhóm B không được quá 4 năm, nhóm C không được quá 2 năm nên vốn đầu tư đã được tập trung hơn nhưng chưa thật sự khắc phục được tình trạng các dự án đầu tư của Nhà nước vị kéo dài, dàn trải, thậm chí là từ 2 đến 3 lần so với kế hoạch. Vốn ngân sách vẫn tiếp tục phải phân bổ cho rất nhiều dự án, do vậy nhiều khi không đảm bảo được về chất lượng và số lượng dẫn đến hiện tượng các công trình đầu tư bị đình trệ, kéo dài, công trình đã được phân bổ đủ vốn trong năm trước nhưng năm sau vẫn yêu cầu bổ sung vốn.

Hầu hết các tỉnh trong vùng đều phụ thuộc vào vốn ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương chỉ đáp ứng được 30- 40% nhu cầu vốn đầu tư, có nhiều dự án được thực hiện do ý muốn chủ quan của các cấp quản lý, dẫn đến nhiều sai phạm. Nhiều địa phương trong vùng vẫn chưa chấp hành đúng quy định về quản lý đầu tư xây dựng, bố trí vốn cho một số dự án chưa đủ thủ tục về đầu tư, phê duyệt các dự án

trong khi chưa đảm bảo về nguồn vốn cho dự án. Các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thường trông chờ vào nguồn vốn bổ sung của ngân sách trung ương, do đó hiệu quả đầu tư thấp, các tỉnh tỉnh nào cũng muốn được cấp vốn khiến vốn đầu tư thường bị phân tán vào nhiều hạng múc đầu tư đã ít nay lại còn ít hơn.

Bên cạnh đó ở các tỉnh việc cấp phát vốn thường châm, không đúng tiến độ, ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ và chất lượng các công trình giao thông nông thôn. Quản lý vốn thường bắt nguồn từ khâu kế hoạch nhưng kế hoạch bố trí vốn thường chậm so với thời gian quy định. Kế hoạch vốn thưởng dàn trải trong năm do kế hoạch đầu năm chưa cấp kịp thời dẫn đến cuối năm cấp dồn làm cho các đơn bị xây dựng đầu năm thì thiếu vốn còn cuối năm thì thừa vốn. Các thủ tục thanh toán thường khá rườm rà, phức tạp cũng là nguyên nhân làm chậm cấp phát vốn.

Một điểm bất cập trong công tác phân bổ vốn là sự bất hợp lý trong cơ cấu phân bổ vốn đầu tư giữa vốn dành cho đầu tư xây dựng mới và chi phí cho bảo trì bảo dưỡng. Thực tế thực hiện thời gian qua cho thấy vốn đầu tư cho giao thông nông thôn phân bổ chưa hợp lý, phân bổ nhiều cho xây dựng mới và rất ít cho bảo trì bảo dưỡng. Vôn dành cho bảo trì bảo dưỡng chỉ chiếm 2,5- 3% so với tổng vốn đầu tư. và chỉ đáp ứng được khoảng 79,86% số km đường huyện và 44,52% số km đường xã chứng tỏ sự mất cân đối lớn giữa đầu tư phát triển và khai thác bảo trì. Trong quan niệm của cấp chính quyền tỉnh vẫn chủ yếu ưu tiên cho việc xây dựng mới và nâng cấp một số đường xấu đã xuống cấp, công tác, duy tu bảo dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w