Công tác di dân, giải phóng mặt bằng và tái định cư:

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 41 - 43)

III/ Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ

2. Thực trạng tổ chức quản lý sử dụng vốn:

2.4 Công tác di dân, giải phóng mặt bằng và tái định cư:

Các nhà đầu tư các công trình hầu hết là gặp khó khăn trong việc giải quyết vốn, nguồn vốn để thi công, công tác di dân, giải phóng mặt bằng. Do đó, các công trình giao thông đều chậm tiến độ thi công vì thiếu vốn hoặc chưa giải phóng mặt bằng được.

Các tỉnh trong vùng nói riêng và cả nước nói chung, chưa có một mô hình tổ chức thống nhất về công tác giải phóng mặt bằng. Đây là khâu quan trọng, khâu cuối cùng được thực hiện trước khi các nhà đầu tư đưa máy móc thiết bị, nguyên vật liệu vào thi công. Việc giải phóng mặt bằng nằm trong phần trách nhiệm của chủ đầu tư và ban quản lý dự án. Hầu hết các địa phương đều thành lập ban giải phóng mặt bằng

các cấp: tỉnh, huyện, xã để thực hiện công tác đo đạc, tính toán và hoàn chỉnh hồ sơ. Các ban đều do lạnh đạo địa phương làm trưởng ban với sự cộng tác của các Bộ ngành có liên quan kịp thời giải quyết các trường hợp phát sinh. Tuy nhiên hầu hết các cách giải quyết của các Bộ, Ban, Ngành đều không đạt được sự nhất trí về chính sách đền bù, các mức giá đền bù không thỏa đáng làm người dân khiếu nại, gây mâu thuẫn. Hầu hết người dân thấy đền bù không thỏa đáng nên họ tìm cách gây khó dễ và không chịu di dời đi. Hơn nữa, hầu như mỗi địa phương, mỗi tỉnh lại áp dụng những mức giá, có sự chênh lệch không thống nhất khiến người dân bất bình gây trở ngại cho dự án thi công công trình.

Công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn tại các địa phương trong thời gian qua đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết như: Tình trạng xây dựng và cơi nới nhà ở trái phép, tiến độ di chuyển dân, mồ mả tại một số xã còn chậm, trách nhiệm của một số cán bộ xã còn chưa cao, chưa quyết liệt nên xảy ra tình trạng dây dưa kéo dài và phát sinh nhiều mâu thuẫn mới. Trước mắt, các Ban Ngành sở tại và huyện cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ hơn nữa trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc của công tác giải phóng mặt bằng, Ban quản lý giao thông cần tăng cường kiểm tra giám sát tiến độ chất lượng xây dựng tại các khu tái định cư, các ngành chức năng cần tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc chấn chỉnh tình trạng xây dựng, cơi nới nhà ở trái phép của các hộ dân trong vùng, địa phương.

Hiện nay, việc giải phóng mặt bằng, tái định cư chưa được xem xét như một dự án đi liền với dự án đầu tư, các Ban Ngành có các chính sách chủ yếu tập trung vào việc đền bù các thiệt hại về đất và các tài sản gắn liền với đất mà không quan tâm đến việc hỗ trợ và khôi phục việc làm và đời sống cho những hộ tái định cư, nhất là đối với những hộ mà chủ yếu sống nhờ vào đất đai như làm nghề nông nghiệp trồng lúa, hoa màu….

Hiện nay, việc đền bù, giải phóng mặt bằng đang là thách thức lớn trong phát triển hạ tầng giao thông nông thôn và là nguyên nhân gây bất ổn xã hội tại một số địa phương. Sắp tới các Tỉnh sẽ phải đổi mới chính sách thu hồi đất phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội.

Cái cần thiết và quan trọng nhất trước mắt vẫn là sự đồng thuận của người dân đối với các chính sách của Nhà nước trong công tác đền bù và di dời tới những khu tái định cư mới. Vấn đề này đang gặp không ít khó khăn do tình hình kinh tế có nhiều

biến động, khung giá đất đền bù liên tục thay Đền bù giải phóng mặt bằng là một vấn đề nóng.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 41 - 43)